SÒNG BÀI ĐẠI THẾ GIỚI

Logo bay gio ke

Tr Co bac 4HÍ TRƯỜNG ĐẠI THẾ GIỚI

Đại Thế Giới, tên Tây là Casino Grande Monde, một trong những sòng bạc lớn nhất Đông Dương đầu thế kỷ 20 do người Pháp lập ra vào năm 1937. Mãi đến năm 1955 mới bị đóng cửa dưới thời Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trước khi Đại Thế Giới xuất hiện, người Tầu thao túng việc bài bạc tại khu vực Chợ Lớn. Để giành lại mối lợi này, chính quyền Pháp tại Nam Kỳ đứng ra bảo trợ và thành lập sòng bạc Đại Thế Giới nhằm thu hút các con bạc khắp khu vực Saigon – Cholon. Hàng năm chính quyền bảo hộ thu được nguồn thuế rất lớn từ sòng bạc này. Ngoài bài bạc, Đại Thế Giới còn là tụ điểm ăn chơi, hút sách, trai gái nổi tiếng khắp cả nước thời Pháp thuộc.

Đại Thế Giới được người Pháp chính thức cho thành lập với các lý do : thà cho cờ bạc công khai, có lấy thuế, còn hơn để kiểu cờ bạc lén lút nhưng tràn lan vừa thất thu thuế, vừa xúc phạm đến quyền lực của chính phủ bảo hộ Pháp. Đồng lúc thành lập Đại Thế Giới còn có sòng bạc Kim Chung ở khu vực Cầu Muối (nay là Khu Dân Sinh, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1). 9 Casino 1Kim Chung có qui mô kém hơn, đối tượng chơi thuộc loại bình dân, nên mỗi khi nhắc tới casino tiêu biểu của Saigon, người ta hay nói đến Đại Thế Giới.

Đại Thế Giới ngày xưa nằm trên đường Gallieni (nay là Trần Hưng Đạo B) chiếm một khuôn viên rộng lớn của Trung tâm Văn hóa ngày nay. Khu đất rộng mênh mông, vòng rào xây tường cao, cửa ra vào có bảo vệ mặc đồng phục canh gác cẩn mật. Người ta ra vào tự do, nhưng không phải ai cũng mạnh dạn bước vào, bởi muốn bước vào phải có tiền và bởi cái ‘Sát Khí’ của Thần Đỏ Đen luôn vừa quyến rũ thiên hạ, lại vừa hù dọa mọi người.

Trên cổng lớn sáng rực ánh đèn néon, hàng chữ Grande Monde như một lời xác nhận với mọi người dân Sài Gòn thời đó rằng nơi đây là sòng bạc được nhà nước bảo trợ, cứ mặc tình mà sát phạt. Giấy phép hoạt động là của nhà nước bảo hộ cấp, nhưng sòng bạc lại do tư nhân điều hành.

Ngay từ đầu khai trương, chủ thầu là một tay đầu nậu casino, Lâm Giống, từ Hồng Kông đến. Sở dĩ người Pháp cho các tay Hồng Kông trúng thầu vì họ hiểu rằng, chỉ những người từng am tường về tổ chức sòng bạc tầm cỡ thì mới có khả năng đưa Đại Thế Giới lên ngang tầm với các sòng bạc ở Á Châu.

Tr co bac 2Lâm Giống vốn xuất thân từ các sòng bạc ở Macau, đã sành sỏi về tổ chức casino, do đó ông ta đã rập khuôn từ mọi hình thức đến mọi mánh khóe. Cùng kéo sang ‘miền đất hứa’ Sài Gòn, với chủ còn có những cô ‘hồ lì’, người đứng điều khiển cuộc chơi của từng môn đỏ đen, theo cách gọi của người Trung Hoa. ‘Hồ lì’ lúc nào cũng xinh đẹp và sành điệu, thừa sức làm vui lòng khách chơi, dù có bị thua cháy túi.

Ngay từ lúc mới mở cửa, Đại Thế Giới đã thu hút ngay số khách đỏ đen ở mức kỷ lục: những tuần lễ đầu có đến hàng ngàn người tới thử thời vận mỗi ngày, nhà chứa bạc thu vô không dưới một triệu đồng (một triệu đồng bạc Đông Dương hồi đó hết sức lớn, bằng bạc tỷ bây giờ). Tiền thuế nộp cho nhà nước cũng không ít, từ 200.000 sau lên 300.000 và có lúc lên đến 500.000 đồng một ngày. Thế mà chủ chứa vẫn hốt bạc nhiều hơn bất cứ ngành kinh doanh nào khác.

Khách chơi lúc đầu còn giới hạn trong giới trung lưu, đến người nhiều tiền, lần hồi thu hút tới những giới bình dân, cả phu kéo xe, phu bốc vác bến tàu, vì có đủ hình thức chơi, từ hốt me, tài xỉu, đến ru-lét… Người chơi không cần phải động não nhiều, và cũng không cần có nhiều vốn. Nhiều thua nhiều, ít thua ít, chỉ không đánh mới không thua ! Vậy mà Đại Thế Giới như có bùa, như ma túy gây nghiện, nó có thứ ma lực lạ lùng càng lúc càng lôi cuốn người Sài Gòn như con thiêu thân trước ánh đèn.

9 Casino 2Đã xảy ra nhiều cuộc chiến từ Đại thế giới. Cuộc chiến giữa khách chơi và nhà cái, cuộc chiến giữa bản thân người chơi và gia đình họ, và cuộc chiến cực kỳ quyết liệt giữa những thế lực để giành quyền chi phối sòng bạc.

Từ ngày Đại Thế Giới mở ra, đã có không biết bao nhiêu thảm cảnh gia đình. Có người là công chức cấp cao của nhà nước, giàu sang tột bực, vậy mà chỉ trong vài tuần ‘làm quen’ với Grande Monde đã nướng hết sản nghiệp vào đó, và tất nhiên là nướng cả cuộc đời. Có những người vợ, những cô này bà nọ, chỉ vì ham vui, vào thử vài lần rồi bắt bén vào tiếp và….. cuối cùng lột hết vòng vàng nữ trang, lấy cắp cả tiền nhà, cúng sạch, và sau đó cũng cúng luôn cả cái ngàn vàng của mình ! Thời đó cầu Bình Lợi được xem là nơi kết liễu những cuộc đời bất hạnh, sau một đêm cháy túi ở Đại Thế Giới….

Cả Sài Gòn và vùng phụ cận, cả Nam Kỳ Lục tỉnh và cũng không thiếu người ở những miền xa của đất nước đổ xô về Đại thế Giới lập lòe ánh sáng ma quái, để chơi, để khóc và… để chết. Trong khi đó, một cuộc đổ xô khác, ở phía những thế lực muốn nắm Đại Thế Giới, cũng đến hồi quyết liệt.

Đại Thế Giới như rồng gặp mây khi Đức Quốc Trưởng Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều Nguyễn, được người Pháp giao lại nguồn lợi như một món quà ân thưởng. Phòng Nhì Pháp sau khi chiêu hồi Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), thủ lĩnh Bình Xuyên, về thành đã gắn cho ông lon đại tá.

Theo hồ sơ về tỷ phú Hoa kiều Lý Long Thân do Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa lập, hiện lưu trữ tại Cục lưu trữ Việt Nam, thì để cầu thân với Bảy Viễn, Lý đã bỏ số tiền hơn 4 triệu franc để tổ chức tiệc chiêu đãi Bảy Viễn và đàn em tại hý trường Đại Thế Giới. Sau đó, Lý còn đề nghị Bảy Viễn đứng ra thầu lại sòng bạc Đại Thế Giới dưới sự hỗ trợ về tài chánh của chính mình (500 ngàn đồng Đông Dương một ngày) và sự bảo trợ của Quốc trưởng Bảo Đại.

NV Bay Vien 2Năm 1951, Bảo Đại đặt mua một chiếc Jaguar Mark II to đùng, phía trước mũi xe có gắn một con báo Nam Mỹ bằng đồng. Đây là chiếc ‘con báo’ duy nhất có mặt tại Việt Nam trong cùng thời điểm. Bảo Đại mua nó vì thích, sau đó dự định sẽ để dành làm quà sinh nhật cho hoàng tử Bảo Long. Nhưng cuối cùng lại nổi hứng, ông đã đem tặng nó cho viên tướng lục lâm Lê Văn Viễn, như quà mừng vì tay này đã thâu tóm được sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn, hàng tháng đem lại cho Bảo Đại một số tiền cống nộp kếch xù.

Vào năm 1955, nhằm thống nhất các lực lượng Quốc gia, cắt đứt nguồn tài trợ của Bảy Viễn cũng như xóa bỏ lối sống đồi trụy tại đây, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh đóng cửa Đại Thế Giới. Đầu năm 1955 đánh dấu ngày tàn của Grande Monde, khi chính quyền Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh dẹp sòng bạc lớn nhất Đông Nam Á. Phần đông người Sài Gòn thở phào nhẹ nhõm mỗi khi đi ngang qua nơi xưa kia vốn vừa là Thiên Đàng vừa là Địa Ngục. Tuy nhiên, các đệ tử của Thần Đổ Bác chắc hẳn… buồn năm phút ! (Nguồn: blog Nguyễn Ngọc Chính)

NHỮNG GIAI NHÂN TRONG THƠ NHẠC VN

ĐÊM TÀN BẾN NGỰ

& NS DƯƠNG THIỆU TƯỚC

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được ghi nhận là một trong những người đặt nền móng cho nền tân nhạc Việt, còn người bạn đời của ông – ca sĩ Minh Trang – cũng được cho là một trong những ca sĩ tiên phong của làng ca nhạc Việt.

Tiếng hát “lá ngọc cành vàng”

Duong Thieu Tuoc 1Trước khi gặp nhau, Dương Thiệu Tước và Minh Trang đều xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”.

Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Ông là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. Ở giai đoạn phôi thai của nền tân nhạc Việt, trong khi nhiều người mượn những bài hát phương Tây rồi đặt lời Việt cho dễ hát thì ông lại cả gan viết “lời Tây theo điệu ta”.

Dương Thiệu Tước đánh đàn guitar hawaienne rất giỏi, ông còn là chủ nhân của một cửa tiệm bán đàn ở phố Hàng Gai, Hà Nội và có mở cả lớp dạy đàn. Trong sinh hoạt hằng tuần với các bạn nhạc sĩ tài tử của mình, ông đã sáng tác mấy bài mang những đầu đề bằng tiếng Pháp, như Joie d’aimer (Thú yêu đương), Souvenance (Hồi niệm), Ton Doux Sourire (Nụ cười êm ái của em)… Lời ca của những bài này do Thẩm Bích (anh ruột của Thẩm Oánh) soạn bằng Pháp ngữ. Ông từng tuyên bố : “Nếu đã có nhà văn Việt Nam viết văn bằng tiếng Pháp, thì nhà soạn nhạc Việt Nam cũng có thể viết được những bản nhạc có âm điệu Tây phương” (Báo Việt Nhạc số 5, ngày 16/10/1948)…

Còn cô Nguyễn Thị Ngọc Trâm (tên thật của Minh Trang) là con gái của quan Tổng đốc Bình Định Nguyễn Hy (sau này ông còn làm Tổng đốc Thanh Hóa, rồi Thượng thư Bộ Hình). Ngọc Trâm còn là cháu ngoại của công chúa Mỹ Luông (còn gọi là Bà Chúa Nhất) – em ruột vua Thành Thái… Ngọc Trâm chào đời năm 1921 trong một nhà hộ sinh nằm ngay trên Bến Ngự (Huế). Duong Thieu Tuoc 4Như một định mệnh, 25 năm sau, một bài hát bất hủ mang tên “Đêm tàn Bến Ngự” của một nhạc sĩ tài hoa ra đời mà tên tuổi của ông sẽ gắn liền với cuộc đời của cô bé Ngọc Trâm sau này.

Thời thiếu nữ, ngoài sắc đẹp trời cho, Ngọc Trâm còn sở hữu một giọng hát thiên phú. Những năm học tiểu học ở trường dòng Jeanne d’Arc, rồi trung học ở Lycée Khải Định (Huế) thập niên 1930, tiếng hát của cô làm cho biết bao thầy cô, bạn bè cùng trường ngây ngất. Dĩ nhiên, đó là những bài hát Pháp, bởi lúc đó chưa có bài hát nào mà bây giờ chúng ta gọi là “nhạc tiền chiến”… Năm 1942, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần (nên nhớ vào lúc đó rất hiếm phụ nữ đỗ đạt như thế), Ngọc Trâm kết hôn với một giáo sư nổi tiếng của đất thần kinh: giáo sư Ưng Quả (cháu nội của Tuy Lý vương Miên Trinh)…

Nhưng chỉ mấy năm hương lửa mặn nồng, giáo sư Ưng Quả qua đời trong giai đoạn chuyển mình của đất nước, chế độ phong kiến cáo chung. Lúc này, giai cấp quan lại, thượng lưu không còn được ưu đãi, cuộc sống của họ trở nên khó khăn… Năm 1948, Ngọc Trâm đưa 2 người con vào Sài Gòn dự thi và trúng tuyển vai trò xướng ngôn viên cho Đài phát thanh Pháp Á. Công việc của cô là dịch những bản tin từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và đọc những bản tin đó trên làn sóng. Trong những lần dịch tin, Ngọc Trâm thường nghêu ngao những bài hát Việt mới thịnh hành gần đây như Giọt mưa thu, Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong, Duong Thieu Tuoc 2sáng tác năm 1939), Tiếng xưa (1940), Đêm tàn Bến Ngự (1946) của Dương Thiệu Tước…

Hát chơi vớ vẩn thế thôi, vậy mà tiếng hát ấy đã làm cả đài phát thanh ngẩn ngơ. Một hôm, ông Hoàng Cao Tăng – chủ sự Phòng Văn nghệ chợt đề nghị Ngọc Trâm thử hát trên sóng phát thanh một bài. Sau những đắn đo và cả những lời khuyến khích, tiếng hát của… nữ ca sĩ Minh Trang lần đầu tiên gửi đến quý thính giả Đài Pháp Á qua ca khúc “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong. Minh Trang hát hay đến nỗi đài phát thanh quyết định trả “cát sê” ngay, không kể tiền lương…

Cũng cần nói thêm, do ngại ngùng nên Ngọc Trâm không dám hát với tên thật mà ghép tên của hai người con (Bửu Minh và Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang) thành nghệ danh (Đoan Trang sau này trở thành nữ ca sĩ Quỳnh Giao ở hải ngoại).

Từ đó, tiếng hát của nữ ca sĩ Minh Trang theo sóng phát thanh của Đài Pháp Á lan tỏa khắp nơi. Năm 1949, chính Thủ hiến Bắc kỳ Nguyễn Hữu Trí gửi công văn mời đích danh ca sĩ Minh Trang tham dự Hội chợ đấu xảo tại Hà Nội. Đây là dịp để các nhạc sĩ hào hoa xứ Bắc kéo nhau đến chiêm ngưỡng nhan sắc của “giọng hát vàng phương Nam”. Và định mệnh đã xuống tay khi trong số những tài tử ấy có mặt Dương Thiệu Tước. Tuy đã có hai mặt con nhưng Minh Trang lúc ấy vẫn giữ được một vẻ đẹp quý phái “chim sa, cá lặn”.

9 Cau Hue 6Duyên nợ ba sinh

Đúng 60 năm sau (2009), ở tuổi chín mươi, bà Minh Trang kể lại với nhà thơ Du Tử Lê rằng : “Mặc cho các bạn Thẩm Oánh, Nguyễn Thiện Tơ, Dzoãn Mẫn… lăng xăng, líu lo, rối rít, ông ấy (Dương Thiệu Tước) im lặng từ đầu đến cuối. Chỉ nhìn thôi. Lâu lâu mới mỉm cười. Sự xa cách, lặng lẽ này khiến tôi càng thêm chú ý. Trước khi gặp gỡ, tôi đã từng hát nhạc của ông ấy nên tôi cũng rất ao ước được gặp mặt con người tài hoa này”. Thế rồi “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”…

Khi Minh Trang trở lại Sài Gòn, chỉ ít ngày sau nàng nhận được thư tỏ tình của tác giả ‘Tiếng xưa”. Có lẽ vẻ lạnh lùng, ít nói của ông khi cùng các bạn vây quanh Minh Trang là do ông tự mặc cảm mình đã có vợ (19 tuổi, ông lập gia đình với bà Lương Thị Thuần, cũng xuất thân từ một dòng họ khoa bảng. Thời đó việc kết hôn thường được các cụ dàn xếp theo truyền thống “môn đăng hộ đối”. Ông bà đã có 3 con gái và 2 con trai). Thế nhưng khi Minh Trang như cánh chim vút bay xa thì ông không thể dối lòng được nữa, ông thật sự bị “hớp hồn” bởi vẻ đẹp và giọng hát của nàng.

Những cánh thư liên tiếp qua lại giữa hai miền. Những ca khúc ông sáng tác trong giai đoạn này do Nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) xuất bản, ông không còn đứng tên đơn lẻ nữa, mà ghi “Nhạc và lời : Dương Thiệu Tước – Minh Trang”. Đó là những ca khúc bất hủ, Duong Thieu Tuoc 3tiêu biểu như Bóng chiều xưa, Buồn xa vắng, Khúc nhạc dưới trăng, Ôi quê xưa, Vui xuân…

Nữ ca sĩ Minh Trang cũng kể lại rằng, trước khi nhận lời cầu hôn của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, chính bà đã bay ra Hà Nội để gặp người vợ trước của ông này và thông báo quyết định của hai người. “Có thể không có một người phụ nữ thứ hai, nhất là ở thời đó, hành xử như tôi. Nhưng đó là tôi, cách của tôi: tự tin và tự trọng!” – bà nói.

Khi hai người chính thức chung sống ở Sài Gòn, ông làm tặng vợ mình ca khúc Ngọc Lan. “Ngọc Lan” là do tên Ngọc Trâm của bà. Nếu ai có bản gốc của Nhà xuất bản Tinh Hoa (1953) sẽ thấy tất cả những chữ Ngọc Lan trong bài hát đều được viết hoa, để phân biệt đây là tên người chứ không phải là tên loài hoa: “Ngọc Lan, dòng suối tơ vương, mắt thu hồ dịu ánh vàng. Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng, tà mấy cánh phong, nắng thơm ngoài song… Ngọc Lan, giọng ướp men thơ, mát êm làn lụa bông là. Ngọc Lan, trầm ngát thu hương, bờ xanh bóng dương phút giây chìm sương… (Ngọc Lan).

Sau 25 năm chung sống, đôi tài tử giai nhân có thêm 5 người con (1 trai, 4 gái). Cùng với Bửu Minh và Đoan Trang, tất cả đều được “bố Tước” đào tạo bài bản ở Trường quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Sau năm 1975, bà Minh Trang và các con sang định cư ở Mỹ. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ở lại và qua đời vào ngày 1/8/1995 tại Saigon, thọ 80 tuổi. Bà Minh Trang mất ngày 17/8/2010 tại California (Mỹ), thọ 90 tuổi. (theo Hà Đình Nguyên)

TÀI NĂNG PIANO TRẺ

GỐC VIỆT TẠI AUSTRALIA

Phạm Minh Hoàng: Việt Nam trong lòng tôi quan trọng lắm. Đó là nơi chốn sâu trong tâm khảm mà chúng ta hay gọi là cội nguồn.

Từng đoạt giải Nghệ sĩ Australia xuất sắc nhất tại Cuộc thi Piano Quốc tế Sydney, nghệ sĩ piano người Australia gốc Việt Hoàng Phạm (tên đầy đủ Phạm Minh Hoàng) dường như luôn nổi bật bởi tài năng, tình yêu với âm nhạc và luôn luôn ý thức nguồn cội của chính mình…

Theo lời Hoàng Phạm: “Nếu cho rằng trong cuộc đời này có những cuộc gặp gỡ, chọn lựa là duyên nghiệp thì hẳn cuộc gặp gỡ giữa tôi với âm nhạc là một trong số đó. Cho dù ba tôi – ông Phạm Minh Hùng vốn là một người chơi guitar nghiệp dư ở quê nhà trước khi cùng gia đình sang Australia định cư, 9 Tai nang 1nhưng nếu như không có buổi chiều mà tôi khi đó mới khoảng hơn 3 tuổi chăm chú ngồi nghe lỏm bài ba giảng cho các học trò, để rồi hôm sau thành người “nhắc vở”, rồi chiếc đàn piano cũ ở nhà người bạn thân của ba để tôi đánh thử mấy dòng trong một nhạc phẩm của Mozart… thì hẳn không thể có một Hoàng Phạm như ngày hôm nay!”

Có lẽ quá bất ngờ trước sự nhạy cảm về âm nhạc của cậu con trai, ngay sau đó ông Phạm Minh Hùng đã quyết định dạy thử cho Hoàng Phạm thêm một tuần, rồi chính thức dạy nhạc cho con. Quả nhiên không ít lâu sau, một số các tờ báo, tạp chí như The Age, New Idea, The Morning Sun đến cả Women Weekly (đều xuất bản tại Australia)… lúc ấy đều  tập trung viết về Hoàng Phạm và thường gọi cậu với biệt từ “thần đồng âm nhạc gốc Việt”.

Hoàng Phạm thường nói : “Thật ra những điều tôi học được từ ba cũng như những người thầy, cô khác của mình là thành công không tự đến. Và tôi luôn tự nhắc nhở bản thân cần phải luôn nỗ lực, nỗ lực không ngừng”. Có lẽ vì suy nghĩ đó nên cùng với những buổi biểu diễn với tư cách khách mời, Hoàng Phạm đã không ngừng cố gắng bước tiếp trên con đường học tập. 9 Tai nang 2Sau khi tốt nghiệp trường Wesley College Melbourne năm 2004, anh được tuyển chọn theo học ở Học viện Âm nhạc quốc gia Australia trong chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho 30 tài năng trẻ xuất sắc của nước Australia. Mùa thu năm 2005, Hoàng Phạm lại giành được học bổng sang New York (Hoa Kỳ) học tại Viện Âm nhạc Manhattan, nơi anh thọ giáo người thầy nổi tiếng Marc Silverman. Hiện thời, Hoàng Phạm một lần nữa giành tiếp học bổng theo học Trường Âm nhạc Hoàng gia London (Anh quốc), đồng thời vẫn thường xuyên tham gia biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng Melbourne và nhóm Melbourne Piano Trio. Xem ra lịch làm việc của chàng trai 26 tuổi này luôn hết sức chặt chẽ và nghiêm túc.

Trong khi ấy, tại ngôi nhà nhỏ của gia đình Hoàng Phạm ở Brighston, Melbourne, người ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều hình ảnh thân thuộc của đất nước Việt Nam. Từ tấm lịch treo tường, những bức tranh sơn mài, cho đến cả mảnh vườn gồm toàn cây trái quê nhà như mãng cầu, dâu da, chuối sứ, chè xanh, rau đắng… mà ba mẹ Hoàng vẫn siêng năng ngày ngày chăm sóc. Hoàng Phạm tâm sự: “Ba mẹ tôi chính là hình ảnh về đất nước Việt Nam yêu thương. Mặc dù đã nhiều lần đứng trên các sân khấu nhà hát Sydney Opera House, khán phòng BMW Edge Melbourne hay ở Anh quốc hoặc Hoa Kỳ nhưng tôi luôn cho rằng được về Việt Nam biểu diễn là mơ ước và khao khát của mình, bởi Việt Nam trong lòng tôi quan trọng lắm. Đó là nơi chốn sâu trong tâm khảm mà chúng ta hay gọi là nguồn cội. Còn Melbourne trong tôi là ngôi nhà với vườn cây của ba mẹ, là những người bạn trong nhóm Trio… Tr danh dan 1Rất cảm ơn cuộc đời này đã cho tôi nhiều chốn để yêu thương đến vậy…”

Như đã nói, cứ mỗi khi có dịp nhắc đến hai chữ “Việt Nam”, Hoàng Phạm dường như lại nhớ ngay đến lần theo ba mẹ về thăm quê hương hồi năm 2000. Và những gì anh biết được về đất nước mình đầu tiên cũng bắt đầu từ những tờ báo Việt năm xưa do mẹ cất công gìn giữ. Và điều đáng ngạc nhiên nhất là mặc dù sang Australia định cư cùng ba mẹ lúc chỉ mới 4 tháng tuổi (năm 1986) nhưng Hoàng Phạm nói và viết tiếng Việt đều rất tốt. Hoàng Phạm tâm sự thêm: “Suốt cuộc đời này tôi nguyện ghi lòng tạc dạ công ơn ba mẹ đã làm lụng vất vả bao tháng năm dài để hy sinh cho tôi theo đuổi con đường âm nhạc. Nếu không có điểm tựa cha mẹ thì tôi sẽ không gặt hái được những thành công như hôm nay…”. (theo Trung nguyên/ Đại đoàn kết)

CẢNH GIÁC KHI ĐỔ XĂNG

Lật tẩy nhiều nhân viên cây xăng ‘ảo thuật’

 “Tôi phải gọi họ là “một ảo thuật gia”. Bởi họ móc tiền của khách rất tinh vi. Anh ta cầm một xấp tiền trên tay, rồi đếm 4 tờ 100.000 đồng cho tôi thấy, nhưng đến khi tới tay tôi thì chỉ còn 3 tờ”. Đó là chia sẻ của độc giả Trần Dũng trong bài viết “Lật tẩy nhân viên cây xăng gian lận 50.000 đồng”.

Anh nói : “Hôm đó, tôi đi xe đến một cây xăng ở khu vực xã Bình Hưng (Bình Chánh). Tôi gọi nhân viên đổ 100.000 đồng và đưa tờ 500.000 đồng. Anh ta nhanh tay lắm, cầm trên tay một xấp tiền, đếm cho tôi thấy 4 tờ 100.000 đồng, nhưng khi chuyển qua tay tôi thì chỉ còn 3 tờ. Tính tôi cũng rất cẩn thận mỗi khi người khác đưa tiền thừa là luôn đếm lại, nên tôi bảo sao có 300.000 đồng thì anh ta mới đưa tiếp cho tôi thêm một 100.000 đồng nữa và không nói gì”.

Với chiêu trò “ảo thuật” của nhân viên cây xăng để “ăn cắp” tiền của khách, VnExpress đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả, Tr Cay xangchia sẻ về tình trạng nhân viên cây xăng ở nhiều nơi đang phổ biến sử dụng hình thức “móc tiền” bằng cách đánh lừa mắt khách hàng trong thời gian gần đây.

Còn độc giả Trung phản ánh : “Tôi cũng gặp trường hợp nhân viên cây xăng giở trò trả tiền thiếu ở một cây xăng nằm gần cầu Bình Triệu (quận Thủ Đức). Tôi đổ 50.000 đồng và đưa tờ 500.000 đồng. Người nhân viên cây xăng cầm một nắm tiền, đếm rõ ràng 4 tờ 100.000 đồng. Đến khi qua đến tay tôi thì chỉ thấy 3 tờ 100.000 đồng và 1 tờ 50.000 đồng . Tôi nói thiếu thì nhân viên mới đưa thêm. Lần thứ hai, tôi cố tình đến đây đổ một lần nữa. Tôi cũng đưa tờ 500.000 đồng (mặc dù trong bóp tôi vẫn có tờ 50.000 đồng). Tương tự như lần trước, họ vẫn đếm và rút, đến tay tôi thì vẫn thiếu mất 1 tờ 100.000 đồng”.

“Tôi cũng phải gọi một nhân viên cây xăng này là “một ảo thuật gia”. Khi đổ xong, tôi đưa tờ 500.000 đồng và đợi anh ta thối lại 450.000 đồng. Thế là anh ta cũng dở chiêu trò cầm nắm tiền lên đếm. Tuy nhiên, tôi đã cảnh giác và liền kiểm tra lại tiền thì ngay lập tức anh ta đưa thêm cho tôi 1 tờ 100.000 đồng mà không cần biết tôi có đếm đủ tiền hay không. Tôi phải công nhận là anh nhân viên này rút tiền cực nhanh. Vì tôi đã chăm chú nhìn xem anh ta đếm tiền mà vẫn không phát hiện được anh ta rút lại kiểu gì”, độc giả Nguyên tâm sự.

Ngoài ra, bạn đọc còn phản ánh ở nhiều khu vực cây xăng khác nhân viên cũng có trò “làm xiếc” kiểu này để móc tiền của khác như ở quận 3, quận Tân Bình, Thủ Đức

Lật tẩy nhân viên cây xăng gian lận8 Do xang 1

Tối ngày 14/10, tôi cùng vài người bạn rủ nhau đi uống cà phê, trong lúc hẹn chờ nhau ở ngã tư Phan Văn Trị với Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp). Do xe gần hết xăng nên tôi chạy xe vào cây xăng để đổ.

Tôi gọi nhân viên cây xăng đổ cho 70.000 đồng. Sau khi đổ xong, tôi đưa tờ 200.000 đồng cho anh nhân viên. Khi nhận lại tiền, tôi để ý thấy anh nhân viên đếm 2 tờ 50.000 đồng, sau đó rút thêm tờ 20.000 và 10.000 đồng, rồi anh ta đưa cho tôi.

Tính tôi vốn cẩn thận nên kiểm tra lại thì thấy thiếu 1 tờ 50.000 đồng. Tôi nghĩ thầm trong bụng: “Quái lạ, sao lại có 1 tờ 50.000 đồng thôi”. Tôi lại chỗ anh nhân viên đổ xăng nói : “Anh đưa thiếu 50.000 đồng ạ”, thì lập tức anh ta có vẻ rất lúng túng và đưa lại cho tôi 2 tờ 50.000 đồng (tính ra tôi dư một tờ) và đi chỗ khác.

Tôi không lấy số tiền dư đó. Tôi đi tới chỗ anh nhân viên trả lại tờ 50.000 đồng và kèm theo câu nói : “Lúc nãy, anh đã trả lại đủ 2 tờ 50.000 đồng rồi. Anh rút tiền của khách nhanh quá đó, làm ăn gian dối vừa thôi”. Người nhân viên đổ xăng bối rối, không nói tiếng nào.

8 Do xang 2

Nói xong, tôi chạy xe ra chỗ vài người bạn đang chờ. Chúng tôi đi xe qua điểm cây xăng này thì không thấy người nhân viên đổ xăng đó nữa, thay vào là 2 nhân viên khác. Tôi thấy mình may mắn, không mất tiền oan cho những con người có thói làm ăn gian lận.

– Mời xem video clip :

http://youtu.be/Dp0MUq9q6GI

H1: Cách gian lận thứ nhất: 7 tờ tiền nhân viên bán xăng trả lại cho khách, tuy nhiên nếu không để ý lúc về nhà kiểm tra lại trong ví khách vừa mua xăng chỉ còn thấy có 6 tờ tiền, vì bị đếm giả mất 1 tờ. H2: 1 tờ tiền bị nhân viên bán xăng gập đôi lại và xếp vào ở phần cuối những tờ tiền khác khi trả lại cho khách hang H3: Tờ tiền bị rút trực tiếp, sẽ được gập lại và nằm gọn trong lòng bàn tay của nhân viên bán xăng.

Hoàng Nguyễn tổng hợpchuyển tiếp

Một bình luận

  1. Với những tờ polymer với mệnh giá 20.000, 50.000. 100.000 đồng, giá mua vào khoảng 3 triệu đồng/tờ, còn tờ 200.000 đồng, 500.000 đồng giá mua vào lên tới 4,5 triệu đồng/tờ, khi bán ra người bán sẽ có lãi khoảng 30 đến 50%. Đó là những đồng tiền có số seri giống nhau.

Bình luận về bài viết này