GIỖ TỔ CẢI LƯƠNG

Logo vannghe

Tr cai luongGIỖ TỔ CẢI LƯƠNG

Sắp đến ngày giỗ tổ cải lương, để mọi người tìm hiểu thêm. Đó là tập tục giỗ Tổ cải lương thường niên. Ngày giỗ Tổ Cải lương hàng năm nhằm ngày 11 và 12 tháng 8 âm lịch, năm 2015, nhằm ngày 23 và 24 tháng 9 dương lịch. Nói về truyền thống của ngày giỗ tổ, theo soạn giả Nguyễn Phương :

Điển tích

Trước khi ra sân khấu trình diễn, các nghệ sĩ chấp tay, quay vào trong, xá Tổ ba cái rồi mới ra hát. Các nghệ sĩ cải lương và một số nghệ sĩ tân nhạc ở trong nước vẫn tuân thủ tập tục đó từ xưa đến nay, khi đi định cư nước ngoài, tôi thấy các nghệ sĩ ở bên Cali, bên Pháp, ở Canada hay ở Úc Châu vẫn theo cổ lệ của các nghệ nhân tiền bối, tôi mừng lắm. . .

Và Cải Lương có ngày giỗ Tổ. Trước hết, phải hiểu là cúng Tổ nghề là một tập tục cúng bái có tầm vóc quan trọng như việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam. Hồi xưa, mỗi dòng họ trong dân gian có một từ đường thờ gia tiên, 9 Cai luong 1mỗi triều đại của dòng Vua nào thì có Thái Miếu thờ Tiên Đế, mỗi phường nghề đều phải có miếu thờ vị Tổ Sư của nghề đó.

Người ta không những thờ cúng vị Tổ Sư như một hành động biết ơn công khai sáng mà còn là sự khẩn cầu xin bảo hộ cho nghề nghiệp và bảo hộ người đang hành nghề.

Theo tài liệu sử sách, Tổ nghề Hát Bội là Lý Nguyên Cát và Liên Thu Tâm. Liên Thu Tâm vốn là kép hát Trung Quốc được vua Lê Ngọa Triều giao cho dạy cung nữ cách hát tuồng từ năm 1005. Lý Nguyên Cát vốn là người Tàu theo đoàn quân Nguyên qua xâm lược nước ta, bị bắt làm tù binh. Vì Lý Nguyên Cát có tài hát xướng nên vua Trần dùng để dạy hát trong cung vua.

Ở nhà Truyền Thống của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ ở số 133 đường Cô Bắc, Quận 1, khánh thờ Ông Tổ làm bằng một loại danh mộc, chạm trổ rất công phu, bên trong có 12 cốt ông, tính đến nay có gần một trăm năm rồi, do bà Tám Đội tặng cho giới nghệ sĩ. Bà Tám Đội là một nhà phú hào, có đồn điền cao su ở Củ Chi và là chủ gánh hát bội và Cai luong 2rạp hát tên là Rạp Bà Tám Đội ở đường Les Marins, nay là đường Trần Hưng Đạo Chợ Lớn, người bỏ tiền ra xây cất đình Phú Nhuận.

Theo khái niệm chung của những nghệ sĩ tiền phong trong nghề hát thì Tổ Nghiệp của nghề hát là danh xưng để gọi chung các bậc tiền bối đã dày công sáng lập nên sự nghiệp có liên quan tới sân khấu như các vị : Tổ Sư, Thánh Sư, Tiên Sư, Tam Giáo đạo Sư, Lão lang Thần (tức Ông Làng theo cách gọi miền Nam), Thập Nhị Công nghệ, nghĩa là mười hai ông Tổ các ngành nghề như nghề thợ mộc, nghề dệt vải, ngành âm nhạc, nghề múa, nghề kim khí, nghề vẽ, v.v…

Hồi xưa, sân khấu là một ngành nghệ thuật tổng hợp, gồm có văn, thơ, họa, nhạc, vũ đạo, trang trí mỹ thuật như ngày nay, nhưng trong khái niệm chung về nghề hát, các nghệ nhân tiền bối đã biết đến công lao của những ngành nghề khác như nghề dệt vãi để may y phục hát, ngành kim khí làm gươm giáo, đạo cụ sân khấu, ngành vẽ, vẽ phong cảmh… 12 cốt ông là tượng trưng Thập Nhị Công Nghệ đó, tức là 12 ông Tổ của các ngành nghề có liên quan tới nghề sân khấu như vừa mới kể.

Nghi lễ cúng tổ

Hàng năm, đúng vào ngày 11 tháng 8 âm lịch thì lễ giỗ Tổ Sân Khấu. Đêm 11, lễ cúng chay với chè xôi, hoa trái. Sáng 12 là chánh lễ, cúng mặn với heo quay, gà luộc, bánh 9 Cai luong 3trái. Quan khách và nghệ sĩ tề tựu đông đủ trước bàn thờ Tổ, mở đầu, ông chấp sự, là người đạo cao đức trọng, được người trong giới nghệ sĩ đề cử thay mặt làm lễ xây chầu, tức là lễ khai tràng.Ông Chấp sự nâng cặp roi trống chiến, xá ba cái, ban ba hồi thỉnh tổ.

Các năm xưa đến đây là có pháo nổ, lân múa từ ngoài vô lạy Tổ, những năm sau này cấm đốt pháo nên chỉ có lân. Kế đó lễ Đại Bội truyền thống (trước đây do các nghệ sĩ hát bội đoàn Tấn Thành Cầu Muối phối hợp với nghệ sĩ Bầu Thắng đình Cầu Quan) múa Điểm Hương.

Mở đầu là Điểm Hương, một anh kép sắm mặt tướng, vai Thiên Lôi, cầm bó nhang đốt sẳn, múa bộ mở rộng, xoay bốn phương, tám hướng. Vai Thiên Lôi cắm nhang trên lư huơng bán thờ Tổ, chấp tay xá xá, lui ra. Trống vẫn đánh theo nhịp múa.

Múa Xang Nhật Nguyệt do một nam diễn viên mặc mãng bào, đội mão vua, tay cầm Mặt Nhựt, (1 tấm bảng vẻ hình mặt trời, có chữ Nhựt viết theo chữ nho), một nữ diễn viên sắm vai mụ văn, mặc mãng bào, đội mũ cữu phụng, tay cầm mặt Nguyệt, cả hai múa điệu Âm Dương phối họp. 9 Cai luong 4Kế đó ba người sắm vai ba ông Phước Lộc Thọ , múa điệu múa Tam Hiền, chúc lành cho mọi người.

Tiếp theo, múa Ngũ Hành, một diễn viên đứng tuổi, sắm mặt đẹp, đội mão văn và bốn cô đào con, tượng trưng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, múa lễ tạ thánh Tổ, cầu an và chúc lành cho bá tánh.

Sau đó 4 võ tướng múa Tứ Thiên Vương, tượng trưng cho bốn Thiên Vương trấn giữ bốn cõi trời Đông, Tây, Nam, Bắc. Khi Tứ Thiên Vương trụ bộ lại, xổ ra bốn cuộn liễng có viết 4 câu : Quốc Thái Dân An, Phong Hòa Vũ Thuận, Hà Thanh Hải Yến, Nông Ngư Đắc Lợi. chúc mọi điều may mắn cho tất cả mọi người chớ không riêng gì giới nghệ sĩ. Chót hết là Ông Địa ra múa, dâng liễng Gia Quan Tấn Tước. Từ sau 75 đến nay, ông Địa chỉ ra múa vui với lân, không dâng liễng Gia Quan Tấn tước nữa.

9 Cai luong 5Bầu không khí cúng tổ thật trang nghiêm, khói hương bay quyện, các nghệ sĩ lần lượt vào lên hương, lạy Tổ theo thứ tự vai vế trong đoàn và thứ tự theo tuổi tác, kính lão đắc thọ.

Người nghệ sĩ hát bội và nghệ sĩ cải lương, trăm người như một đều có lòng thành kính tin Tổ Nghiệp. Dù nghệ sĩ đang ở Việt Nam hay đã đi định cư nước ngoài, bất kỳ ở đâu, khi nhớ ngày giỗ Tổ, khi có tổ chức giỗ Tổ thì mọi người đều tề tựu lại, chung phần tổ chức cúng Tổ. Còn một tập tục rất hay là hát hầu Tổ. Ngày xưa thì tập tục này rất được người trong giới tuân theo, bây giờ đơn giản hóa, có chỗ làm, có chỗ không.

Hát hầu Tổ là khi tề tựu, niệm hương, vái lạy xong, các diễn viên tùy theo niên kỹ, người lớn hát trước, tới xá Tổ rồi hát một câu hay một đoạn cho tổ nghe, câu hát mà người hát cho là hay nhứt. Xong rồi, tới người khác..

SG Ng PhuongTôi nghĩ, loại trừ một vài yếu tố có tính cách mê tín trong hình thức tổ chức nghi lễ, tục lệ giỗ Tổ của giới sân khấu cũng như các ngành nghề khác biểu hiện lòng Tôn Sư Trọng Đạo, Uống Nước Nhớ Nguồn, đó là truyền thống của dân Việt Nam. Lễ Giỗ Tổ theo tôi là nên duy trì, bảo tồn để kết chặt tình tương thân tương ái giữa những người làm nghệ thuật hoặc giữa những đồng nghiệp với nhau. (theo soạn giả Nguyễn Phương)

Lê Hoàng Nguyễn chuyển tiếp

9 Hoang Lan 3NỮ NGHỆ SĨ HOÀNG LAN

TRƯỚC NGUY CƠ MÙ 2 MẮT

Trên trang cá nhân facebook, nghệ sĩ hài Phúc Béo vừa chia sẻ tình trạng diễn biến xấu trong căn bệnh của nghệ sĩ Hoàng Lan. Theo đó, nữ diễn viên đã được bác sĩ trả về và một con mắt đã bị hư bắt buộc phải bỏ đi.

Tuy nhiên, con mắt còn lại của diễn viên Hoàng Lan hiện tại cũng đã không còn thấy đường. Đứng trước khả năng có thể bị mù, Hoàng Lan cảm thấy tuyệt vọng khi không nhìn thấy được anh chị em đồng nghiệp và gần như không còn cơ hội để được đứng trên sân khấu.

Xuất thân từ Khoa Cải lương Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, với hơn 30 năm theo nghiệp diễn, Hoàng Lan gây được ấn tượng với khán giả truyền hình phía Nam với những vai diễn phản diện như má mì, bả chủ nhà khó tính, chủ quán cơm tù độc ác… Trong đó, ghi đậm dấu ấn nhất là loạt chương trình Trong Nhà Ngoài Phố nổi tiếng một thời của Đài truyền hình thành phố.

9 Hoang Lan 1Sau đó, các khán giả truyền hình ít được thấy sự xuất hiện của Hoàng Lan. Một thời gian sau, công chúng mới “té ngửa” khi biết số phận bi đát của Hoàng Lan. Cô phải mang trong người đủ loại bệnh tật: thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, giãn tĩnh mạch, nhồi máu não… mà không có người thân bên cạnh.

Mặc dù vậy, nghệ sĩ Hoàng Lan chưa bao giờ lên tiếng nhờ cậy giúp đỡ từ mọi người. Khi bệnh tái phát, Hoàng Lan vẫn gắng gượng đi diễn và đến khi bệnh nặng không đi được thì nữ diễn viên mở một quán nước để buôn bán. Khi báo chí đưa tin và tìm đến, Hoàng Lan còn cảm thấy ái ngại việc mình lên báo. Nữ 9 Hoang Lan 2diễn viên bảo đó là sự tự trọng của người nghệ sĩ, đừng bao giờ lấy danh ra để xin xỏ. (theo Trí Thức Trẻ)

Theo trang facebook của Phúc Béo cho biết : “Ngày 17/09 vào lúc 19h30, Phúc Béo kết hợp với anh Minh Béo tổ chức đêm nhạc “Chia Sẽ Yêu Thương ” tại sân khấu Sao Minh Béo nhằm ủng hộ cho Nghệ sĩ Hoàng Lan đang gặp khó khăn vượt qua bệnh tật. Tất cả số tiền có được sẽ trao hết cho Nghệ sĩ Hoàng Lan ngay tại đêm diễn .Rất mong tất cả các anh chị nghệ sĩ & quý vị khán giả đến ủng hộ cho Hoàng Lan.”

Lan Hương chuyển tiếp

Logo Phong su

4 Dong Thap 1DU LỊCH ĐỒNG THÁP

Những chốn kỳ thú khó cưỡng ở Đồng Tháp

Nếu vùng đất Đồng Tháp xưa nổi tiếng hoang vu, thì giờ đây dễ hút hồn du khách bởi thiên nhiên lạ mắt và địa danh có một không hai.

Từ đầu năm đến nay, các điểm du lịch ở tỉnh Đồng Tháp đã đón trên 730.000 lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó có trên 19.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch của tỉnh đạt 81 tỷ đồng, tăng 18,28% so với cùng kỳ năm trước.

Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trần, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy,..; là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chim muông, cua, cá sấu.

4 Dong Thap 2Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Mười, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng…

Tại Đồng Tháp, các điểm du lịch sinh thái ở Đồng Tháp đang ngày càng hấp dẫn khách tham quan do môi trường sinh thái tự nhiên trong lành với rất nhiều loài động vật quý hiếm.

Trong đó phải kể đến Vườn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông đã trở thành khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới.

Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với hệ sinh thái vô cùng phong phú khoảng 130 loài thực vật khác nhau, đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam. Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, 4 Dong Thap 3bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn.

Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy,… sinh sống và làm tổ quanh năm như: trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.

Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng, hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp. Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước.

Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… ; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui…

Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông,9 Dong Thap 4 rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm.

Đến đây, du khách có thể thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Theo Ban Quản lý Rừng tràm Gáo Giồng, vườn cò ở Gáo Giồng hiện có số lượng cò trắng lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt năm nay có hàng nghìn con cò ốc về sống làm tổ sinh sản – đông nhất từ trước đến nay.

Cò ốc thuộc họ hạc, tên khoa học là Anastomus oscitans, có trọng lượng từ 1-1,2kg/con, loài này nằm trong sách đỏ Việt Nam vì có nguy cơ tuyệt chủng.Hiện, Ban quản lý đang tăng cường bảo vệ loài chim quý này để phục vụ khách tham quan.

Để phát huy tiềm năng du lịch, tỉnh Đồng Tháp triển khai kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2015, với mục tiêu mỗi năm đón 2,1 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó có 47.000 lượt khách quốc tế, 553.000 lượt khách nội địa, 1,5 triệu lượt khách hành hương, doanh thu du lịch đạt 360 tỷ đồng. (theo Đất Việt)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

HÌNH ẢNH QUÊ NHÀ VÀ CA DAO

Thieu nu 5Cho em trở lại đường xưa 

Để em tìm lại gốc dừa cạnh ao 

Lời anh âu yếm chiều nào 

Thoảng vang trong gió rì rào chớm thu

Ðất Quảng Nam chưa mưa đã thấm 

Rượu Hồng Ðào chưa uống đã say 

Bạn về đừng ngủ gác tay 

9 Que huong 1Nơi mô nghĩa nặng, ân đầy thì theo”. 

“Quê tôi có gió bốn mùa, 

Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm. 

Chuông hôm gió sớm trăng Rằm, 

Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi. 

Mai này tôi bỏ quê tôi, 

Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa”. 

Đố ai lượ̣m đá quăng trời, 

Đan gàu tát biển ghẹo người cung trăng. 

Đừng thấy miếu rách mà khinh, 

Miếu rách mặc miếu, thần linh hãy còn. 

Được mùa chê gạo vô hơi, 

9 Que huong 2Mất mùa ăn cám, trời ơi, hỡi trời. 

Đưa nhau đổ chén rượu hồng 

Mai sau em có theo chồng đất xa 

Qua đò gõ nhịp chèo ca 

Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

Sông dài cá lội biệt tăm, 

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ. 

-Ruộng ai thì nấy đắp bờ, 

Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công. 

Công anh chẻ nứa đan bồ 

Con chị đi mất, anh vồ con em 

Thieu nu 4Công anh rọc lá gói nem 

Con chị đi mất, con em trốn chồng

Đưa nhau đổ chén rượu hồng 

Mai sau em có theo chồng đất xa 

Qua đò gõ nhịp chèo ca 

Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say 

Cau già dao bén thì ngon 

Người già trang điểm phấn son cũng già

Quê nghèo thanh đạm mà vui

Thuyền ai ghé bến ngậm ngùi hương xưa!

Dừng chân bên quán ven đường

Nhớ người năm củ tôi thương nơi nầy

9 Que huong 4Bồi hồi nhìn nước trời mây

Bao giờ mới được sum vầy duyên xưa

Hửu tình phong cảnh nên thơ

Rượu nồng nhấp cạn lòng ngơ ngẩn sầu!

Lên cầu đến xóm tôi thương

Có nàng thôn nữ đêm trường tương tư

Thương anh chiến sĩ nhân từ

Cứu dân cứu nước bây chừ ở đâu?

Quê tôi lả lướt bóng dừa

Bốn mùa tám tiết nắng mưa an hoà

Dân quê bản chất thật thà

9 Que huong 5Trên hoà dưới thuận một nhà yên vui

Công ai xây đấp cầu nầy

Giúp đời vui hưởng ơn đầy nghĩa sâu

Quê tôi có gió bốn mùa, 

Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm. 

Chuông hôm gió sớm trăng Rằm, 

Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi. 

Mai này tôi bỏ quê tôi, 

Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa”. 

Cây khô, góp gỗ nên cầu

Người xưa chẳng thấy, biết đâu mà tìm ?

Gai que 2Cỏ cây, sông nước lặng im

Càng nhìn, càng nhớ..con tim héo gầy

Dừa cao càng gió càng lay,

Lều xưa, vắng chủ, thuyền đầy vấn vương.

Nhớ xưa: sánh gót trên đường,

Trên sông, lướt sóng… ướt sương mái đầu.

Yên Huỳnh chuyển tiếp