TÌM HIỂU VỀ MẠI DÂM SÀI GÒN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

VỀ MẠI DÂM 

Kimberly Hoàng, tốt nghiệp tiến sĩ Xã hội học tại UC Berkeley năm 2011, đã được Hội Xã hội học Mỹ trao giải “luận án hay nhất” cho luận án tiến sĩ về mại dâm tại Việt Nam.

Luận án tựa đề Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam, là công trình 15 tháng nghiên cứu về dân tộc học tại TP Saigon; tại đây TS Kimberly Hoàng đã làm việc như một chiêu đãi viên tại bốn quán bar phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam.”

Trong lá thư đề cử, GS. Ray gọi luận án “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” là “một tác phẩm tuyệt vời” của “một nhà tư tưởng can đảm và sáng tạo” và ông nói thêm rằng TS. Hoàng “nghiên cứu điền dã ít người dám thực hiện”.

Kimberly Hoàng là con gái trong một gia đình di cư, chủ tiệm bi-da trong khu phố cũ, tốt nghiệp danh dự tại đại học UC Santa Barbara năm 2005 rồi lấy Thạc sĩ tại đại học Stanford trước khi đến học ở Berkeley. Hiện nay TS. Kimberly Hoàng là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Giới tính, Phụ nữ và Tình dục tại Đại học Rice; TS. Hoàng sẽ giảng dạy tại Khoa Xã hội học tại Boston College vào năm 2013.

Giải thưởng của Kimbery Hoàng sẽ được trao vào tháng Tám tại cuộc họp thường niên của Hội Xã hội học Hoa Kỳ (The American Sociological Association, ASA).

TIỀN, SEX VÀ TÌNH YÊU

Nạn buôn người và sự liên hệ giữa HIV và mại dâm tại Việt Nam đã được nói đến nhiều. Mới tháng Sáu năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo, đưa Việt Nam vào danh sách loại 2 (cần được theo dõi). Trên thế giới, cả người theo quan điểm bảo thủ lẫn tự do đều cố gắng quyên tiền, xây dựng các tổ chức phi chính phủ (NGO) để cứu những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới hoặc bị bắt bán dâm.

Tuy vậy, sự tập trung quá mức vào vấn nạn buôn người ở Việt Nam khiến chúng ta có thể bỏ qua cuộc sống của những cô gái không bị ép làm nghề bán dâm. Bài viết của tôi muốn hé lộ cuộc sống của những phụ nữ tự nguyện làm nghề bán dâm ở Việt Nam, và quan sát những người đàn ông – địa phương và nước ngoài – hưởng thụ sex.

Khách hàng thay đổi

Trong thập niên đầu tiên kể từ sau Đổi mới 1986, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến tiền kiều hối của Việt kiều tăng vọt. Ví dụ, thống kê năm 2005 của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam nhận gần 4 tỉ đôla kiều hối, chiếm 8% GDP đất nước. Luồng vốn và nhân lực nước ngoài đổ vào đất nước cũng gia tăng. Báo chí cũng tường thuật rằng đến năm 2009, nguồn vốn chủ yếu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã chuyển từ Mỹ, châu Âu sang các nước châu Á như Đài Loan, Nam Hàn, Malaysia, Nhật Bản, Singapore.

Những thay đổi kinh tế vĩ mô này đã biến đổi cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, và cũng ảnh hưởng cả ngành công nghiệp tình dục. Các khu vực mới trong ngành công nghiệp sex xuất hiện khi mà khách hàng nam giới cũng có những đổi thay về giai cấp và chủng tộc.

Ví dụ, giai đoạn 2006-07, tôi phát hiện rằng khách hàng trả tiền cao nhất chủ yếu là Việt kiều hưởng thụ trong khi về Việt Nam chơi hay thăm gia đình. Điều này không ngạc nhiên vì khi đó, tiền kiều hối còn cao hơn FDI.

Nhưng đến năm 2009, khu vực cao giá nhất trong ngành công nghiệp sex lại quay sang phục vụ các doanh nhân người Việt trong nước và châu Á. Trung bình một tháng họ bỏ ra 15000- 20000 đôla ở các quán bar cao cấp. Những quán bar này chỉ có hệ thống karaoke bình thường, nhưng điều duy nhất đưa chúng lên thành cao cấp là loại rượu whisky, Johnny Walker, Blue Label. Các cô phục vụ cũng bán dâm cho nhiều khách hàng, và có thu nhập trung bình 2000 đôla một tháng nhờ tiền boa, và khoảng 150 – 200 đôla cho mỗi lần qua đêm với khách.

Trao đổi với các cô gái, tôi nhanh chóng nhận ra là rất ít cô ở Sài Gòn xem mình là bị bắt đi bán dâm. Thực tế, nhiều cô gái nói rõ là họ xem công việc này còn ít bị bóc lột hơn là nghề bồi bàn, giúp việc hay làm trong xưởng may.

Những cô gái ở quê sợ sệt hay chậm chạp mới phải đi làm nhà máy, kiếm 700.000 đồng một tháng.

Vân, một cô gái bar

Vân, một cô gái 24 tuổi, nói : “Những cô gái ở quê sợ sệt hay chậm chạp mới phải đi làm nhà máy, kiếm 700.000 đồng một tháng. Họ sẽ luôn nghèo vì không đủ dũng cảm hay thông minh để đổi đời”. “Những người thông minh bỏ nhà máy, đi làm ở bar vì số lương kia họ kiếm được chỉ sau một giờ, và khách hàng đối xử còn đàng hoàng hơn ông chủ nhà máy.”

Các quán bar cao cấp là không gian nơi đàn ông trong nước chứng tỏ cho đối tác Á châu thấy rằng mặc dù Việt Nam là đất nước nhỏ, nước này cũng là dân chơi máu mặt trong nền kinh tế toàn cầu. Sau khi nốc sáu chai whisky, Thắng, một doanh nhân 56 tuổi, giải thích : “Thời kỳ Việt kiều đã qua rồi. Dân trong nước nay đi xe Bentley giá nửa triệu đôla. Khi dân Việt Nam đã chơi, thì còn dữ hơn dân Á châu hay Việt kiều.”

Cho dù doanh nhân trong nước và Á châu chiếm lĩnh khu vực cao giá nhất của ngành công nghiệp sex, đàn ông Việt kiều cũng không kém mấy. Khách hàng Việt kiều thường đến các club mở cho công chúng. Bên trong là bàn ghế để ngồi, uống rượu, có khi xem nhạc sống và mời các cô PG (promotion girl) đến bàn. Đêm đến, khách hàng có thể chèo kéo một cô gái nào đó qua đêm với giá chừng 100 đôla.

Công việc ‘thực sự’

Một buổi tối ở quán bar vắng khách, tôi nói chuyện với các cô về nghề của họ. Tôi hỏi họ có muốn tìm nghề khác không. Yến, 23 tuổi, nói : “Em xem đây là công việc thực sự. Nếu phục vụ trong nhà hàng hay quán cà phê, chỉ được khoảng 4 triệu đồng một tháng. Số tiền đó hai đêm ở đây là được, mà lại còn vui hơn. Em được gặp bao nhiêu người từ khắp thế giới.”

Thoại, 24 tuổi, nói them : “Người ta nghĩ em hẳn phải ngu lắm, em làm nghề này vì không tìm được việc. Nhưng ở đây em kiếm nhiều tiền hơn, thế ai ngu hơn ? Khi em mới tới Sài Gòn, em làm ở xưởng có lương 1 triệu đồng một tháng. Ở Sài Gòn, lương vậy sao mà sống ?”

Cũng có những quán bar phục vụ người Tây phương làm việc ở Việt Nam và du lịch ba lô. Chúng khác với các quán cho dân trong nước và Việt kiều ở chỗ đàn ông ở đây có thể mua bia rẻ tiền chỉ có 2 đôla. Năm 2007, tôi gặp Linh, 22 tuổi, làm ở khu dành cho các nhóm du lịch ba lô. Khi ấy, cô có quan hệ với 3 người khác nhau. Họ gửi tiền cho cô hàng tháng, rồi lại cả một khoản lớn để mở cửa hàng, giúp cô nuôi người cha đau yếu. Khi được hỏi cô có yêu người nào không, cô nói: “Khi mới vào nghề, em còn trẻ, không khôn ngoan lắm. Tôi yêu dễ dàng và rồi đau khổ. Nay em muốn thay đổi đời mình trước tiên, yêu là chuyện đi sau.”

Tình yêu

Vài tháng sau, Linh giới thiệu cho tôi gặp James, một người đàn ông 60 tuổi về hưu từ Úc. Tôi ngạc nhiên khi biết ông ta không chỉ tìm kiếm sex. Ông muốn yêu một cô gái mà ông mô tả là “trung thực, chăm làm, nhưng mắc kẹt ở đất nước thế giới thứ ba không có nhiều cơ hội.” James không đề cập chuyện lấy tiền đổi sex, mà ông xem quan hệ với Linh dựa trên tình yêu thật. Ông cũng tin rằng cô ấy yêu ông. Ông bày tỏ niềm tin rằng ông sẽ là người “cứu” cô ra khỏi cuộc đời làm gái bar.

Hai năm sau, 2009, Linh và James kết hôn và cô được cấp visa di cư sang Úc. Ở buổi tiệc chia tay, tôi hỏi : “Em có yêu anh ta không ?”.

Cô trả lời : “Tụi em vất vả lắm để có visa, và ảnh rất cố gắng. Nay em yêu ảnh. Trong đời này hên sui thôi, em cảm thấy rất may mắn.”

Quan hệ của Linh và James minh họa cho cách mà các cô gái bán dâm đã có ý thức vượt qua lằn ranh giữa chuyện “ăn bánh trả tiền” và góc cạnh thân mật hơn. Những phụ nữ có vẻ yếu ớt lại có thể lợi dụng hệ thống áp bức họ, có lợi nhờ mối liên hệ đa quốc gia. Công việc bán dâm đôi khi chuyển hóa thành quan hệ thân mật, và nếu họ “may mắn”, họ còn có thể có những tình yêu chân thật.

Về tác giả : Kimberly Hoang là nghiên cứu sinh Khoa Xã hội học, Đại học California tại Berkeley. Cô viết riêng bài này cho BBC Việt ngữ, dựa trên bài nghiên cứu học thuật dài hơn đã đăng trên tạp chí Sexualities tháng Tư 2010.

KHI BỨC MÀN NHUNG

ĐÃ KHÉP

– Soạn giả Nguyễn Phương

Nhân đây, Nguyễn Phương xin phép được giới thiệu những thành tích tốt có tẩm vóc quốc tế của giới nghệ sĩ cải lương : Đó là việc Hội nghệ sĩ ái hữu tương tế lập ngôi chùa nghệ sĩ, nghĩa trang nghệ sĩ và viện dưỡng lão nghệ sĩ cải lương ở Việt Nam.

Tôi dùng mấy chữ Tầm Vóc Quốc tế không phải để nói là ba công trình kiến trúc đó lớn rộng hay nguy nga, ngang tầm với những kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở điểm là những công việc như xây chùa nghệ sĩ, lập nghĩa trang nghệ sĩ và viện dưỡng lão nghệ sĩ cải lương thì trên thế giới chưa có nghệ sĩ nước nào làm, chưa có một giới nào thuộc về ngành nghề khác làm được.

Nghệ sĩ cải lương chịu ảnh hưởng sâu đậm tính chất chơn chất của người dân miền đồng bằng sông Cửu Long, trong những thập niên 30, 40, 50, sống tập trung thành một đoàn hát, lưu diễn tha phương cầu thực, thu nhập bất định, cuộc sống khó khăn và thường bị ức hiếp, do tính chất sinh hoạt nghề nghiệp và sinh sống giống như người nông dân khi xưa đi khai hoang lập ấp nên nghệ sĩ cải lương mang tâm trạng khí khái của người xưa, thích làm việc nghĩa theo kiểu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng” người nghệ sĩ thiết thực trong việc tương thân tương ái với nhau nên khi có điều kiện lập nên Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế, thì theo sau hoạt động của Hội Ái Hữu là việc nghệ sĩ giúp đở nhau khi sống, lúc đang còn hành nghề cũng như khi không còn hành nghề được vì già yếu neo đơn hay bịnh tật.

Ngay khi nghệ sĩ từ trần, việc giúp cho có chổ được yên mồ yên mã cũng là hành động biểu hiện một tinh thần tôn sư trọng đạo, một tình cảm thắm thiết giữa đồng nghiệp với nhau. Người nghệ sĩ thờ phụng Tổ Nghiệp. Tổ nghiệp sân khấu cũng là một dạng với đạo phật, vậy nên khi sống thì Tổ nghiệp độ cho nghệ sĩ hành nghề, khi chết thì Phật độ cho nghệ sĩ siêu thoát, vậy nên nhà thờ Tổ nghiệp và chùa nghệ sĩ là hai nơi linh thiêng cần thiết cho tâm hồn và linh hồn của người nghệ sĩ cải lương.

Còn nhớ ngày 19/4/1948, Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng Hòa cấp giấy phép cho thành lập Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu thì Hội bầu nên Ban Trị Sự, tổ chức hát Hội để có một ngân quỹ xây dựng một Hội quán khang trang làm cơ sở chánh thức để hoạt động, gây quỹ cứu trợ nghệ sĩ bị bịnh tật hay tai nạn và và tổ chức cúng giỗ Tổ hàng năm để nghệ sĩ đoàn kết gắn bó với nhau.

Chùa Nhật Quang Tự

Cuối thập niên 60, bà Hội Trưởng Phùng Há vận động Hội Đua Ngựa Trường Đua Phú Thọ giúp tiền để mua một lô đất 6,080 thước vuông, tọa lạc tại xã Hạnh Thông Tây, Gò Vấp để xây chùa nghệ sĩ và lập nghĩa trang nghệ sĩ.

Các nghệ sĩ các đoàn hát tình nguyện hát không nhận thù lao trong các buổi hát Hội để lấy tiền xây chùa và lập nghĩa trang. Các nhà Mạnh Thường Quân và người ái mộ nghệ sĩ cũng hưởng ứng lời kêu gọi của bà Phùng Há và Hội Nghệ Sĩ nên đóng góp cho quỹ của Hội được khá dồi dào.

Năm 1972, Chùa được xây cất xong với tên là Nhật Quang Tự, ngoải cổng vào nghĩa trang có hai câu liểng :

Nhựt Nguyệt Định Hành Đồng Nhứt Lý,

Quang Minh Kỳ Diệu Chuyễn Luân Hồi.

Lấy hai chữ đầu trong câu liểng nầy làm tên chùa Nhật Quang Tự. Sư trụ trì đầu tiên là Thích Quảng An tức ông quản lý gánh hát Lê Minh Công, đi tu với pháp danh là Thích Quảng An. Chùa có một Ban Trị Sư do ông Bầu Thới bầu gánh hát Thái Bình được bầu vào Trưởng Ban Trị Sư để giúp sư Thích Quảng An trong việc quản trị chùa và nghĩa trang.

Vị sư kế tiếp sư Thích Quảng An là hòa thượng Thích Quảng Minh tức là nghệ sĩ Thanh Tao đi tu với pháp danh Thích Quảng Minh. Nhưng vì hòa thượng Thích Quảng Minh đọc kinh kệ, tiếng rất trong, rất hay như ca vọng cổ nên đồng bào phật tử đến cúng chùa và viếng cảnh chủa ngày một đông đão.

Đồng bào phật tử của Nhật Quang Tự thích gọi hòa thượng Thích Quảng Minh là Thích Thanh Tao. Nhà sư cũng hỉ xã chấp nhận tục danh của các bổn đạo của chùa ban cho, khi thì ông là hòa thượng Thích Quảng Minh, khi được gọi là hòa thượng Thích Thanh Tao, ông cũng mô phật rồi cười.

Nghĩa trang nghệ sĩ từ 1972 đến nay đã là nơi an táng mộ phần của hơn 440 cố nghệ sĩ cải lương của ba, bốn thế hệ nghệ sĩ. Ngoài các ngôi mộ kể trên, trong ngôi tháp đựng cốt, tôi đếm được 380 hủ hài cốt nghệ sĩ được hỏa táng, trong số đó có hủ cốt của các nghệ sĩ mất nơi nước ngoài như Tư Út (ở Nam Vang) Hữu Phước (ở Pháp), Hùng Cường (ở Mỹ)…

Tôi quay phim toàn cảnh chùa nghệ sĩ và nghĩa trang nghệ sĩ, tôi chụp ảnh từng ngôi mộ nghệ sĩ trong nghĩa trang : Vì tôi viết về nghệ sĩ và nghệ thuật sân khấu nên tôi cần biết rõ ràng và chắc chắn ngày tháng và năm sanh cũng như ngày tháng và năm tử của nghệ sĩ.

Những nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật cải lương miền Nam có thể đến Chùa và nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp để viếng cảnh và tìm tài liệu. Trên một vách chùa có khuôn hình rộng lớn để hình ảnh, tên tuổi, ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm mất, quê quán của hơn bốn trăm nghệ sĩ được mai táng nơi đây. Ngoài ra có một tấm bản đồ ghi rõ những hàng mộ để giúp khách viếng chùa và thăm mộ dễ dàng tìm đến ngôi mộ mà mình muốn đến thắp nhang.

Tôi thấy trong số các ngôi mộ nghệ sĩ tiền phong có mộ của các anh Ba Vân, Tám Danh, Tám Cũi, Năm Đồ, Thanh Tao, Bảy Cao, Năm Kim Thoa, Hề Lập, Năm Châu, bà Bảy Phùng Há.. mộ các soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng, Hoàng Việt, Ba Giáo, Duy Lân, Duy Chức, ca sĩ Thành Công, Chín Sớm, hề Phúc Lai, Hề Minh, nghệ sĩ Túy Định,…Còn nhiều lắm, …

Nhà dưỡng lão nghệ sĩ

Nhà dưỡng lão nghệ sĩ nằm khuất sâu trong hẻm nhỏ đường Âu Dương Lân Q8, có vòng rào, bên ngoài có bảng lớn đề : Nhà dưỡng lão nghệ sĩ. Căn nhà hai tầng lầu, khang trang, chia làm nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng cho một nghệ sĩ, đủ để một cái giường một chổ nằm,một tủ nhỏ để đựng đồ đạt, áo quần.

Nhà dưỡng lão có một phòng khách rộng, dùng làm nôi hội hợp, đón khách tới viếng thăm, có bàn ghế để nghệ sĩ dưỡnbg lão ngồi đọc sách, viết thư hoặc để tiếp bạn hữu. Sân chung quanh ngà dưỡng lão khá rộng, trồng nhiều cây kiểng, có nhiều hàng ghế, băng bằng đá mài do những nhà hảo tâm tặng.

Trên các tặng vật : cây kiểng hay bàn ghế bằng đá mài đều có bảng ghi tên nhà hảo tâm đã tặng. Bên ngoài có một bụt cây dùng làm sân khấu cho những đêm ca tài tử Đêm Rầm Cổ Nhạc do các nghệ sĩ lão thành trong viện đờn ca, vừa giúp vui dân chúng trong xóm, vừa để đở nhớ nghề. Tiền boa tặng cho ca sĩ trong đêm hát được tập trung lại dùng trong việc sữa chửa nhà dưỡng lão khi cần thiết. Trên bảng đen sát vách sau bụt diễn, ai đó đã ghi bằng phấn trắng bốn câu thơ :

Buông bức màn rồi danh vọng hết,

Người về lòng rũ sạch sầu thương

Người vào cởi áo lau son phấn

Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường.

Người về là nói về khán giả, người vào là nói về nghệ sĩ, người về và người vào là những khách trong cõi vô thường, có có không không, như hành vân lưu thủy, mây bay nước chảy, thoáng thấy đó bỗng nhiên mất đó.

Nghệ sĩ trong viện dưỡng lão hiện nay có các cô Đoàn Thiên Kim, Kiều Thu, nghệ sĩ Thanh An, Thành Phát, Tám Lang, cô nhạc sĩ piano Ngọc Bê, Lệ Thẩm, bà Bạch Yến, hoạ sĩ Hoài Nam, hề Trường Sơn, quản lý Trường Sinh, ông Tám Hậu Đài, hề Nam Thanh, Tuyết Nga, bà Tô, bà Tám y trang, Minh Viễn…… Các cố lão nghệ sĩ từng ở Viện dưỡng lão và mất ở viện như bà Ba Vân, nghệ sĩ Mai Lan Phương Ngọc Chiếu, Bà Ba Sanh, Văn Sa, Sáu Ngọc Sương,…

Những lão nghệ sĩ nầy đã có một thời đêm đêm đem lời ca tiếng hát mua vui cho khán giả bốn phương, cuộc đời vô định nổi trôi đây đó nhưng niềm vui dưới ánh đèn sân khấu đã an ủi họ và mặc nhiên cho họ tự nhận kiếp tầm phải trả nợ dâu.

Giờ đây tuổi già sức yếu, giọng hát đã khan, nhan sắc đã tàn, cuộc đời về chiều trong cảnh cô đơn đói nghèo, họ gặp lại nhau trong tâm cảnh đồng hội đồng thuyền. Tiếng hát của họ trong các Đêm Rằm Cổ Nhạc tổ chức tại Viện Dưỡng Lão nghệ sĩ còn được tiếng vổ tay cổ võ của số khán giả hiếm hoi trong xóm nhỏ đủ gợi lại cho họ những hình ảnh rực rở của một thời hoàng kim sân khấu đã qua rồi.

Màn nhung sân khấu đã khép lâu rồi, nghệ sĩ dưỡng lão chờ màn nhung cuộc đời của họ sẽ khép trong một tâm thần cam chịu số phận hẩm hiu. (theo Nguyễn Phương)

TÌNH NGƯỜI NƠI

NHÀ DƯỠNG LÃO NGHỆ SĨ Q.8

Nằm trong một con hẻm nhỏ cuối đường Âu Dương Lân, quận 8, là một ngôi nhà tuềnh toàng trên mảnh đất rộng khoảng 600m2, xung quanh rợp bóng cây. Ngôi nhà đơn sơ nhưng là nơi trú ngụ của khoảng 30 con người đã từng một thời vang bóng trên sân khấu và nghệ thuật các bộ môn khác. Họ là những nghệ sĩ tài danh, một thời được rất nhiều người ngưỡng mộ, khi cuối đời phải sống nhờ vào mái ấm này và vui cùng bạn diễn cũ …

Hào quang… một thời ! 

Một trong những người vào nhà dưỡng lão này từ những ngày đầu tiên chính là nữ nghệ sĩ Nguyễn Thị Thẩm, nghệ danh Lệ Thẩm. Bà sinh năm 1937 tại Bạc Liêu. Ngay từ lúc được 4-5 tuổi, Lệ Thẩm đã đi hát và 17 tuổi đã là đào chánh trong các đoàn hát lớn và năm 17 tuổi là bà bầu của đoàn cải lương Nhị Hương – Tuấn Sĩ. Từ thời đi diễn, nghệ sĩ Lệ Thẩm đã từng thành danh qua các vở “Ánh nắng chiều xưa”,”Cô gái áo vàng”, “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài”…

Vóc dáng đẹp và giọng ca khoẻ, Lệ Thẩm luôn là thần tượng của bao nhiêu người, thế nhưng về cuối đời bà lại không nơi nương tựa. Giọng bà đượm buồn : “Ngày xưa có được mọi thứ nhưng không giữ được. Bây giờ vào đây, nhờ sự giúp đỡ của các vị mạnh thường quân mới có được cơm ngày 2 bữa… Đơn giản nhưng quá vui rồi…!”.

Chúng tôi còn gặp được một nghệ sĩ tài hoa và là một nhân chứng lịch sử đặc biệt còn sót lại của sự kiện khi đoàn Kim Thoa đang hát vở “Lấp Sông Gianh” tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân ở Q1) vào tối 19/12/1955 đã bị lính Diệm ném lựu đạn, vì vở diễn nói lên sự yêu nước. Nhân vật đặc biệt ấy chính là nữ nghệ sĩ Thiên Kim, tên thật Đoàn Thiên Kim, sinh năm 1934 tại Sài Gòn.

Thiên Kim đã theo gia đình đi hát và lần lượt là đào thương cho các đoàn: Kim Thoa, Năm Châu, Nam Hồng, Lam Sơn, Sóng Mới, Tiếng Chuông, Bích Thuận… và tên tuổi nổi danh từ đó.

Hơn 50 năm trôi qua, nhưng người nghệ sĩ nay đã 72 tuổi này vẫn nhớ như in kỷ niệm đau buồn ngày nào, đó là vào đêm 19-12-1955 đang hát bị ném lựu đạn. Mảnh đạn đã khiến 3 người chết, đó là nghệ sĩ Ba Hương, nhà báo Nguyễn Mai và anh Phiên, vệ sĩ của đoàn. Còn nghệ sĩ khác thì bị đạn cắt đứt 1 chân, Thiên Kim cũng bị mảnh đạn găm trên người, vết tích vẫn còn đến nay…

Người vào nhà dưỡng lão nghệ sĩ… mới nhất là nam nghệ sĩ Thanh An, quê ở Bến Tre, năm nay ông đã 73 tuổi. Tuy đã bước sang tuổi “cổ lai hy” nhưng nghệ sĩ Thanh An vẫn còn giọng ca dài và khoẻ. Ông khoe vừa đi hát từ thiện về. Ông cho biết, đã theo nghề từ năm 17 tuổi. Ông có 9 năm kháng chiến chống Pháp và sau 1954 thì đi hát cho các đoàn lớn như : Út Bạch Lan – Thành Được, Hương Mùa Thu, Thanh Minh – Thanh Nga, Dạ Lý Hương… Nghệ sĩ Thanh An cũng nổi tiếng trong các vở “Khi rừng mới sang thu”, “Con cò trắng”, “Vàng sáu, bạc mười” và “Lan huệ sầu ai ?”… Sau 1975, nghệ sĩ Thanh An đã theo đoàn cải lương Tiếng ca đất Mũi phục vụ các tỉnh Minh Hải, Cà Mau, Bạc Liêu và từ năm 2000 thì ông trở về thành phố…

… sau khi rời sân khấu 

Khi chúng tôi đến thăm nhà dưỡng lão thì các nghệ sĩ đang quét sơn lại ngôi nhà của mình. Hăng hái nhất chính là kép độc Hoàng Nô, người đã từng là “vua, chúa” trên sân khấu. Ông mải mê công việc như một thợ sơn chuyên nghiệp, đôi lúc lại quay sang chọc các bạn diễn cũ sơn chậm. Hỏi ông có học ngày nào không mà sơn tường giỏi vậy thì ông cho biết : “Sơn nhà cũng giống như vẽ mặt trước khi lên sân khấu ngày trước ấy mà”. Ông cho biết ban quản lý tính bỏ ra mấy triệu đồng để thuê người quét sơn nhưng các nghệ sĩ đã tự nguyện làm công việc này và đây cũng là dịp họ không muốn mọi người quên lãng… vì mình đã già rồi !

Trong câu chuyện, chúng tôi được biết vì không muốn bị mọi người… lãng quên mà các nghệ sĩ như Thiên Kim, Lệ Thẩm, Thanh An dù đã qua tuổi 70 nhưng đều chọn giải pháp… đi đóng phim để được trở lại là chính mình và có thêm nguồn thu nhập.

Nổi tiếng đóng phim nhiều vai từ bà ngoại, bà nội cho đến bà vú, quản gia… là nữ nghệ sĩ Thiên Kim. Bà đã tham gia rất nhiều phim như : Võ sĩ bất đắc dĩ, Những đứa con thành phố, Mảnh vỡ, Người bất hạnh, Cạm bẫy… Gần như năm nào bà cũng được xuất… trại đi đóng phim.

Khi tiếp chúng tôi bà còn khoe : “Đạo diễn Lê Cung Bắc vừa gọi điện bảo chuẩn bị đi quay tiếp một phim rồi về ăn tết. Và cũng đang chuẩn bị đây”. Riêng nghệ sĩ Thanh An có lẽ hợp với các vai ông già nên đã được đạo diễn Nguyễn Mạnh Tuấn ưu ái mời vào vai ông già trong 3 bộ phim khác nhau : Địa đạo Củ Chi, Ấp ba nhà và Làng Cát – Bình Thuận…

Qua trò chuyện với các nghệ sĩ, có một điều khá bất ngờ là khi hỏi họ có ước muốn gì không, tất cả đều cười và cho biết “chẳng còn thích gì nữa đâu, Ở đây cơm ngày 2 bữa là đủ quá rồi…”. Nghệ sĩ Bạch Yến, người nữ nghệ sĩ cao tuổi nhất ở đây, sinh năm 1922 ở Hà Nội, năm 16 tuổi đã là kép chính của các đoàn Đại Quốc Hoa và Kim Phụng… tâm sự: “Bây giờ nhờ nghiệp tổ có được miếng cơm hàng ngày là quá đủ rồi. Nhưng lại cảm thương cho nhiều nghệ sĩ khác, có người đang không có nơi nương tựa”.

Lúc đầu, các nghệ sĩ ở đây được nhà nước chu cấp cho mỗi người 4.000đ/ngày (ăn ngày 2 buổi). Ban Ái hữu nghệ sĩ và Hội Sân khấu đã vận động các mạnh thường quân ủng hộ thêm 4.000đ nữa cho mỗi người, nên hiện nay tiêu chuẩn của mọi người ở nhà dưỡng lão là 8.000đ/ngày (nghe nói bây giờ bữa ăn hang ngày đã tăng theo vật giá). Các nghệ sĩ ở đây sẽ được nuôi dưỡng với chế độ này cho đến khi qua đời.

Từ ngày thành lập đến nay nhà dưỡng lão này đã là mái ấm cho đến cuối đời của các nghệ sĩ như : Soạn giả Thành Phát, NS Tư Sa, NS Kiều Thu, NS Thiên Kim, NS Lệ Thẩm, NS Thanh An, NS Trường Sơn, kép độc Hoàng Nô, NS Lam Sơn, hoạ sĩ Hoài Nam, danh hề Cảnh Tượng, Tư Em…

“Và cũng đã có 14 người đã mãi mãi ra đi từ mái nhà này – nghệ sĩ Trường Sơn buồn buồn – thế nhưng đây vẫn là mái ấm chân tình nhất mà nhiều nghệ sĩ không nơi nương tựa luôn mong được nương thân !”.

Lan Hương tổng hợp chuyển tiếp