BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ

Logo Van nghe

NS Ngoc Chanh 2BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ

“Ngày nào cho tôi biết,

Biết yêu em rồi, tôi biết tương tư…”

Sinh tại Sàigòn, từ năm 6 tuổi, Ngọc Chánh đã học đàn guitar với một người bạn có ngón đàn Flamenco điêu luyện rồi học thêm với một nhạc sĩ Philippines. Năm 1960, Ngọc Chánh bắt đầu con đường âm nhạc với cây đàn dương cầm cùng ban nhạc chơi cho một vũ trường ở hồ tắm Cộng Hòa.

Năm1962, ông về chơi cho vũ trường Melody, vũ trường Lai Yun và về làm trưởng ban nhạc vũ trường Mỹ Phụng ở bến Bạch Đằng với Xuân Mỹ (saxo), Hoàng Liêm (guitar) và một nhạc công đánh trống gốc Hoa. Năm 1964, ông về làm trưởng ban nhạc của vũ trường Eden Rock trên đường Tự Do. Trong thời gian này, ông thành lập ban nhạc Shotguns gồm những người bạn sinh hoạt văn nghệ trong Biệt đoàn Văn nghệ gồm Pat Lâm (ca sĩ), Hoàng Liêm (guitar), Elvis Phương (ca sĩ), Đức Hiếu ( trống), Duy Khiêm (bass) và chính ông (keyboard) để chơi nhạc ngoại quốc cho các câu lạc bộ của quân đội Mỹ.

Năm 1969, Ngọc Chánh thành lập Trung tâm băng nhạc Shotguns, 9 Ngoc Chanh 6thu âm ở một phòng thu trên đường Bùi Hữu Nghĩa. Vì cộng tác chặt chẽ với nhạc sĩ Phạm Duy nên Ngọc Chánh đã nhờ Phạm Duy đặt lời cho bản nhạc “Bao giờ biết tương tư” (năm 1972) ông đã viết cho phim “Điệu ru nước mắt” dựa theo tác phẩm của nhà văn Duyên Anh. Ca sĩ Anh Khoa đã hát rất thành công bản nhạc này đúng ý ông nhất.

Nhạc sĩ Ngọc Chánh còn viết bản nhạc “Vết thù trên lưng ngựa hoang” cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Lúc đầu, ông định nhờ nhà văn Duyên Anh viết lời, nhưng sau đó đã để cho Phạm Duy viết lời. Duyên văn nghệ giữa Ngọc Chánh và nhạc sĩ Phạm Duy còn mang lại cho nền tân nhạc Việt Nam một bài hát nữa là “Tuổi biết buồn” cũng do Phạm Duy đặt lời.

9 Ngoc Chanh 3Ca khúc “Bao giờ biết tương tư” trong phim “Điệu ru nước mắt” là lời tâm tình của một chàng trai biết thế nào là nỗi sầu tương tư khi tình yêu đến. Mãi đến khi đã thật sự yêu nàng, chàng mới biết thế nào là nỗi nhớ da diết mà người ta thường gọi là nỗi tương tư của một người phải xa cách người yêu để từng ngày qua là một ngày mong chờ được nhìn thấy bóng dáng của nàng.

Tâm hồn chàng đã trống vắng như một tờ giấy trắng tinh khôi chỉ mong được lấp đầy bằng những lời yêu thương, nhưng nỗi sầu muộn đã làm cho nụ cười tắt trên môi và giòng nước mắt hoen mờ đôi mi. Một ngày kia, tình yêu đã trở lại, tà áo và đôi bàn tay thân thuộc của nàng đã làm vơi hết nỗi sầu tương tư, nhưng tình yêu tha thiết trong tâm tưởng của chàng không thể nào thốt lên thành lời. NS Ngoc Chanh 1Thiên đường mở ra trước mắt chàng là cõi tình với tình yêu đầy sức cám dỗ như trái táo trong Vườn địa đàng thuở xưa đã mang lại niềm hạnh phúc tuyệt vời pha lẫn đắng cay, và chàng vẫn bước vào dù biết rằng ở cuối con đường, tình yêu chỉ là một giấc mộng đẹp sẽ chóng tàn.

Nhng nhạc phm ni tiếng của Ngọc Chánh :

BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ

Ngày nào cho tôi biết, / Biết yêu em rồi tôi biết tương tư / Ngày nào biết mong chờ, / Biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa…

Ôi biết đem tin này, / Vắng như lòng giấy, tình yêu lấp đầy / Rồi biết quên câu cười, / Biết cho đôi dòng lệ rơi.

Tình yêu đã trở lại, / Đôi mắt đêm ngày vơi hết đọa đầy / Tà áo em phơi bầy, / Ngón tay 9 Ngoc Chanh 5em dài, tiếng yêu không lời.

Ngày nào lòng tôi đã / Biết vui biết buồn, ôm mối tương tư / Ngày nào cánh Thiên Đường / Đã mở hé tình yêu là trái táo thơm / Tôi ghé răng cắn vào / Miệng môi ngọt đắng, tình yêu cuối đường / Là trối trăn cuối cùng, / Giấc mơ não nùng vội tan.

Ca khúc “Bao giờ biết tương tư”

– Với giọng hát Elvis Phương: https://youtu.be/7u5qhwwR9_A

– Với giọng hát LThu: https://youtu.be/aC7upmUESCM

– Với giọng hát Tuấn Ngọc: https://youtu.be/lhruef9wPYM

– Với Guitar Hoàng Liêm : https://youtu.be/Z19VFZ8jZsY

9 Ngoc Chanh 4VẾT THÙ TRÊN LƯNG

NGỰA HOANG

(Viết cho phim cùng mang tên dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long)

Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời / Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời / Ngựa phi như điên cuồng / Giữa cánh đồng dưới cơn giông / Vì trên lưng cong oằn / Những vết roi vẫn in hằn

Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình / Thảm cỏ tình yêu dưới chân mình / Ân tình mở cửa ra với mình / Ngựa hoang bỗng thấy mơ / Để quên những vết thù

9 Ngoc Chanh 8Ngựa hoang muốn về tắm sông nhẫn nhục / Giòng sông mơ màng mát trong thơm ngọt / Ngựa hoang quên thù oán căm / Từ nơi tối tăm về miền tươi sáng / Ngựa hoang về tới bến sông rồi / Cởi mở lòng ra với cõi đời / Nhưng đời ngựa hoang chết gục / Và trên lưng nó ôi / Còn nguyên những vết thù

Ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”

– Với giọng hát Elvis Phương : https://youtu.be/XsJpxmT1D2Y

– Với giọng hát Nguyễn Hưng : https://youtu.be/pns_LmpXLuU

– Với giọng hát Kenny Thái : https://youtu.be/1F540qQbvCg

– LK Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang & Gọi Nắng

https://youtu.be/driF0fMqyBM

Lan Hương chuyển tiếp

NS Lam Phuong 4ĐI TÌM BÓNG HỒNG

KHIẾN NS LAM PHƯƠNG

10 NĂM YÊU TRONG TUYỆT VỌNG

Nhắc đến Lam Phương, người ta thường nói nhiều đến mối tình đẹp nhưng dang dở của ông với người vợ Túy Hồng – ca sĩ, diễn viên kịch tài năng. Ít ai biết rằng ngoài cuộc hôn nhân thất bại này, nhạc sĩ còn từng trải qua nhiều lần yêu dang dở khác. Đó cũng là chất liệu để ông viết nên các ca khúc để đời, đưa tên tuổi Lam Phương vào hàng ngũ những nhạc sĩ “ăn khách” nhất thời kỳ tân nhạc Việt Nam.

Tấm chân tình với người nơi viễn xứ

Lam Phương là tác giả của những bản tình ca “buồn đến rơi nước mắt” như Phút cuối, Thao thức vì em, Chờ người, Đèn khuya, Thành phố buồn, Kiếp nghèo, Duyên kiếp, Tình bơ vơ… Nhạc của ông có sự hòa quyện sâu sắc với cuộc sống bởi Lam Phương là người đa sầu, đa cảm, dễ rung động với mọi thứ xung quanh. Một lý do khác khiến Lam Phương hay viết “nhạc thất tình” cũng là do ông thường phải chịu tổn thương, đau khổ trong chuyện yêu đương. Trong đó, đáng chú ý nhất là mối tình vô vọng của nhạc sĩ với danh ca Bạch Yến. NS Lam Phuong 2Tuy bản thân tác giả chưa từng một lần lên tiếng thừa nhận nhưng giới trong nghề ai cũng biết nhiều những ca khúc chia ly, đau khổ mà Lam Phương viết là dành cho nữ ca sĩ này.

Theo tiết lộ của một nhạc sĩ cùng thời với nhạc sĩ “Thành phố buồn” thì từ thủa đôi mươi, khi đã nổi danh với nhạc phẩm Kiếp nghèo, Lam Phương đã vướng vào lưới tình với cô ca sĩ có cái tên rất đẹp – Bạch Yến. Không biết chuyện tình cảm của hai người đã tiến triển đến đâu, chỉ biết rằng khi Bạch Yến sang trời Tây phát triển sự nghiệp Lam Phương đã rất đau khổ.

Nhớ thương người trong mộng, mỏi mòn đợi cô trở về mỗi ngày nên nhạc sĩ đã viết nên bản Chờ người với những lời ca vô cùng da diết :

“Chờ em chờ đến bao giờ ? Mấy thu thuyền đã xa bờ / Nhiều đêm cô đơn nhìn cây trút lá / Buồn quá cơn mưa hắt hiu / Đưa hồn về trong cô liêu / Tình anh lạc chốn mê rồi / Nhớ chăng người cũng đi rồi…”.

Tuy nhiên lúc đó, ông không thể viết hết, bài hát bỏ dở. Đến khi Bạch Yến trở về, đã có người yêu nơi trời Tây, ông bẽ bàng mang bài hát bỏ dở ra viết nốt : “10 năm trời chẳng thương mình, để anh thành kẻ bạc tình…”. Theo nhiều người thì nhiều bài hát sầu bi nổi tiếng khác của Lam Phương cũng đều được lấy cảm hứng từ mối tình vô vọng với Bạch Yến.

“Chỉ còn gần em một giây phút thôi / Một giây nữa thôi là xa nhau rồi / Người theo cánh chim về vui với đời / Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi…” (Phút cuối). 4 ns-lam-phuong-6“Ngày mình yêu, anh đâu hay tình ta gian dối / Để bước phong trần tha phương, em khóc cho đời viễn xứ / Về làm chi rồi em lặng iẽ ra đi, gom góp yêu thương quê nhà, dâng hết cho người tình xa…” (Tình bơ vơ).

Nhiều người cho rằng Bạch Yến chính là mối tình đầu của Lam Phương, bởi vậỵ mà ông mới nhớ thương da diết đến vậy. Tuy nhiên có một giai thoại lại cho rằng người con gái đầu tiên làm nhạc sĩ yêu say đắm là một nữ ca sĩ tài sắc khác. Đó là Thúy Nga – vợ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sau này. Theo đó, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã đem lòng si mê Thúy Nga (năm đó 18 tuổi), cô ca sĩ có chất giọng lôi cuốn khiến bao nhiêu chàng trai ôm mộng tương tư. Sau đó, Hoàng Thi Thơ trở thành người thầy, người anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy Nga. Đến năm 1957, họ nên duyên vợ chồng. Nghe tin, Lam Phương đã rất đau khổ CS Tuy Hong 2và viết một ca khúc để thể hiện nỗi lòng.

Đường hôn nhân lận đận

Trải qua nhiều cay đắng trong tình yêu, Lam Phương cũng tìm được hạnh phúc đích thực của mình. Đó chính là nữ ca sĩ, diễn viên kịch Túy Hồng. Túy Hồng có người anh trai là bạn thân của Lam Phương, những ngày thứ Bảy và Chủ nhật, nhạc sĩ thường đến nhà bạn để hòa nhạc và dạy hát cho Túy Hồng. Túy Hồng rất hâm mộ tài năng của Lam Phương và khi bắt đầu sự nghiệp ca hát cô cũng lựa chọn các ca khúc của thầy.

Sự kết hợp của đôi trai tài gái sắc thực sự mang lại hiệu ứng xuất sắc, những ca khúc như Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, nhất là hai bản Chiều tàn và Phút cuối qua giọng ca Túy Hồng được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Sau một thời gian làm việc chung, hai thầy – trò cũng dần nhận ra con tim họ cũng đã thuộc về nhau. Sau khi kết hôn năm 1959, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng” với sự hỗ trợ đắc lực của chồng. Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng vào thời kỳ vàng son nhất. Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng” có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là đưa các bài tình ca vào các vở diễn. Tất cả những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, lKS La Thoai Tanàm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn.

Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng. Có thể nói, hai người đã cùng dìu nhau lên đỉnh vinh quang. Nhờ sự thành công của đoàn kịch, vợ chồng Lam Phương tậu nhà, sắm xe hơi, trở thành cặp đôi nghệ sĩ giàu có bậc nhất lúc bấy giờ. Cũng trong thời gian tràn trề hạnh phúc này, nhạc sĩ đã cho ra đời nhiều bài hát lạc quan, tin vào tình yêu như Ngày hạnh phúc, Em là tất cả…

Đường tình của nhạc sĩ tài hoa chỉ bằng phẳng được một thời gian rồi lại đến đoạn gập ghềnh. Đó là khi ông đưa gia đình sang Mỹ định cư. Nơi đất khách quê người không thể sống bằng việc sáng tác, để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Khi cuộc sống đã ổn định, mỗi dịp cuối tuần, nhạc sĩ lại cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để hai vợ chồng có NS Lam Phuong 1cơ hội sống lại với nhạc kịch.

Nhưng ông không thể ngờ rằng cũng đến lúc, người vợ gắn bó bấy lâu không còn tình yêu với mình nữa. Túy Hồng muốn ly hôn, Lam Phương hụt hẫng, đau đớn nhưng cũng không biết phải làm sao để níu kéo. Ông chỉ còn cách gửi tâm sự vào âm nhạc. Và chính lúc này, tuyệt phẩm mang tên “Lầm” ra đời, với những câu từ chua xót :

“Anh đã lầm đưa em sang đây / Để đêm thường nghe tiếng thở dài / Thà cuộc đời yên trong lòng đất / Được trở về tiếng khóc ban sơ / Hơn là mang kiếp mong chờ / Anh đã lầm đưa em về đây / Cho tâm hồn tan nát từng ngày…”.

Sau khi chia tay Túy Hồng, Lam Phương còn kết hôn với hai người phụ nữ nữa nhưng đều không được lâu bền. Năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa bên người, giọng nói không được bình thường và sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh đến bây giờ. Cuối cùng, ca khúc Một mình như vận đúng vào số phận ông: “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình/ Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình…”. (theo Nhung Đinh GĐ&XH)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

4 ns-lam-phuong-7– Những khúc tình ca để đời hay nhất của nhạc sĩ Lam Phương (0”56’)

https://youtu.be/ewWUrKHla5A

Danh mục ; 1/. LK Tình Anh Lính Chiến -. Chiều Hành Quân (00:00) 2/. LK Thành Phố Buồn -. Buồn Không Em – Chế Linh (03:56) 3/. Giòng Lệ (09:47) 4/. Chờ Người (14:39) 5/. LK Ngày Tạm Biệt -. Đèn Khuya -. Tiễn Người Đi (19:28) 6/. Xót Xa (25:48) 7/. Vĩnh Biệt (29:59) 8/. Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (35:02) 9/. Tình Đẹp Như Mơ (39:24) 10/. Tình Đầu (43:55) 11. Tình Bơ Vơ (48:40) 12. Niềm Tin (53:48)

NS Lam Phuong 5Xin mời thưởng thức nhạc phẩm của nhạc sĩ Lam Phương, do ca sĩ Quang Dũng, Túy Hồng trình bày : Click vào đường dẫn sau đây :

Một Mình

http://www.youtube.com/watch?v=m_B1mBTmpXE&feature=email

Thu sầu

http://www.yousendit.com/transfer.php?acti…60F23F0413AA166

Kiếp nghèo

http://www.yousendit.com/transfer.php?acti…ED6290C2256E2CB

Quế Phượng chuyển tiếp

Quay phimNHỮNG CHUYỆN TÌNH

THỜI CHIẾN TRÊN MÀN ẢNH

Tình yêu là đề tài muôn thuở trong điện ảnh. Với những bộ phim về chiến tranh, tình yêu trở nên đặc biệt hơn khi gắn liền với những biến cố của thời đại. Dưới đây là những chuyện tình thời chiến kinh điển trong các bộ phim nổi tiếng thế giới.

1/- Casablanca (Tình yêu thế chiến, 1942) ; Được sản xuất năm 1942, bộ phim của đạo diễn Michael Curtiz được bình chọn là phim về chiến tranh hay nhất mọi thời đại. Hơn 70 năm trôi qua, câu chuyện tình đầy tiếc nuối giữa hai nhân vật chính vẫn sống mãi trong lòng hàng triệu khán giả hâm mộ. Với kịch bản tinh tế cũng như những câu thoại đắt giá, 7 Phim anh 1Abộ phim đã thành công không chỉ về mặt nghệ thuật với 3 giải Oscar năm 1942 mà còn đạt lợi nhuận khổng lồ về doanh thu khi cán mốc 3,7 triệu đô cho lần đầu tiên công chiếu tại Hoa Kỳ.

Lấy bối cảnh Thế chiến thứ 2, Casablanca kể về câu chuyện của Rick Blaine (Humphrey Bogart), một cựu chiến binh tự do sống ở sa mạc Ma-rốc (lúc này đang chịu sự quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã), là ông chủ của một quán bar sang trọng kiêm sòng bạc nổi tiếng có tên “Rick’s Café Américain”. Vô tình Rick gặp lại Ilsa Lund (Ingrid Bergman), người tình cũ của anh tại Paris, hai người đã từng thề ước sẽ chạy đến Casablanca, nhưng rồi phút chót Ilsa không đến điểm hẹn. Nàng cùng với chồng là Victor Laszlo (Paul Henreid), 7 Phim anh 1Bmột chỉ huy quân kháng chiến châu Âu đang tìm cách thoát sang Mỹ và tình cờ Rick chính là người đang có trong tay tấm vé thông hành cho hai người.

Liệu với tình yêu vẫn còn nguyên vẹn với Ilsa, Rick sẽ chọn con đường nào khi một bên là tình yêu và một bên là trách nhiệm với hòa bình quốc tế. Bộ phim được tạp chí Times bình chọn là 1 trong 100 phim hay nhất mọi thời đại.

2/- Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió, 1939) Được phỏng theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Margaret Mitchell, phim lấy bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam nước Mỹ cuối thế kỷ 19, ngay trước cuộc nội chiến. Nhân vật chính làScarlett O’Hara, một tiểu thư xinh đẹp, kiêu kì và tràn đầy sức sống, con của mộtvđiền chủvgiàu có. Tính tình ích kỷ, ngang bướng nhưng Scarlett O’Hara luôn giàu nghị lực, ý chí vượt khó mãnh liệt.

Cuốn theo chiều gió kể lại tình yêu giữa Scarlett O’Hara và Rhett Butler trong cuộc nội chiến Mỹ. Scarlett O’Hara luôn cho rằng người nàng yêu là Ashley Wilkes, 7 Phim anh 2mặc dù anh ta đã thừa nhận thẳng thắn là anh ta thấy cô hấp dẫn và cũng thầm yêu cô nhưng anh nghĩ anh và Melanie ngọt ngào hợp với nhau hơn. Rồi Ashley kết hôn với Melanie và để trả thù Scarlett cũng kết hôn với Charles Hamilton, mục đích để khiến Ashley ghen tuông. Trải qua nhiều biến cố và 3 đời chồng, Scarlet vẫn không thể nhận ra, ai mới là tình yêu đích thực của đời mình…

“Cuốn theo chiều gió” đã đoạt 8 giải Oscar, trong đó có giải Phim xuất sắc nhất năm 1940.

3/- Doctor Zhivago (Bác sĩ Zhivago, 1965 ) : Câu chuyện dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Nga Boris Pasternak, được chuyển thể thành phim dưới bàn tay đào hoa của đạo diễn David Lean. Bác sĩ Zhivago có thể được xem như là phim tình cảm lãng mạn, phim chiến tranh hay thậm chí là một bộ phim về lịch sử. Xoay quanh cuộc sống của Yuri Zhivago, một sĩ quan quân đội Liên Xô, sự giằng xé về tình cảm giữa vợ và cô y tá Lara mà Yuri đã trót mang lòng thầm thương trộm nhớ.

Chuyện tình tay ba càng trở nên hấp dẫn và kịch tính hơn khi diễn ra trước thềm Cách mạng tháng Mười Nga, 7 Phim anh 3phim có những cảnh quay sống động về trận chiến, những cuộc đảo ngũ, các cuộc diễu hành vô tận trong khung cảnh đổ nát. Bộ phim là bức tranh toàn cảnh về sự hỗn chiến chính trị của thời đại, và cũng chính là bức chân dung cảm xúc của một người đàn ông nhạy cảm, tạo nên một chuyện tình bất hủ.

4/- The English Patient (Bệnh nhân người Anh, 1996) Bộ phim là minh chứng cho tình yêu vẫn tồn tại một cách kì diệu giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. “Bệnh nhân người Anh” là một tác phẩm đầy chất thơ về số phận con người trong chiến tranh.

Tại đây, nữ y tá Hana phải chăm sóc một bệnh nhân có cái tên đặc biệt – Bệnh nhân người Anh. Anh ta là phi công, bị bỏng nặng, gương mặt dị dạng đến nỗi không ai nhận ra và mọi người gọi anh là Bệnh nhân người Anh qua giọng nói. Anh cũng không nhớ được bất kì điều gì trước tai nạn.

Tuy vậy, những ký ức tình yêu của anh vẫn luôn nguyên vẹn, dần dần, bức màn bí ẩn về than phận của bệnh nhân dần được hé lộ… Phim đoạt 9 giải Oscar năm 1997.

Phan Tất Đại chuyển tiếp

Một bình luận

  1. […] + https://cafevannghe.wordpress.com/ (Bao giờ biết tương […]

Bình luận về bài viết này