BẠCH YẾN BỊ LƯỜNG GẠT

Logo su kien 2

9-bach-yen-1THƯ CỦA

CA SĨ BẠCH YẾN

Từ vụ lường gạt xảy ra bởi Quang Lê  ?! Có lẽ ca sĩ về VN hát bắt đầu đói rồi !!!… Đến những kỷ niệm với nhà báo Đoàn Thạch Hãn (người vừa mới qua đời)

(trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày 3 và ngày 10 tháng 10 năm 2014)

Cách đây không lâu, người viết có nhận được một bài báo từ VN nói về ca sĩ Bạch Yến khá chi tiết do cậu em Hải Triều gửi sang, H.T ghi : “Anh đọc đi, bài viết của nhà báo Đoàn Thạch Hãn viết về tiếng hát Đêm Đông thú vị lắm..”. Đọc xong, tôi đinh ninh tác giả bài viết và người ca sĩ được đề cập chắc phải là thân thiết lắm nên Ông mới nắm rõ những thông tin chính xác như thế..

Đến khi có dịp gặp lại chị Bạch Yến tại Mỹ, chị cho biết : “Khi bài này được đăng lên các báo, chị chưa hề gặp, chưa quen, chưa biết gì về anh ĐTH”. Ôi trời.. chuyện này mới thật hấp dẫn đây. Nhân dịp nghe tin anh Đoàn Thạch Hãn từ trần 2 tuần trước, nhớ lại chuyện cũ, tôi gửi email đến chị hỏi lý do nào một người không quen, không biết lại nắm rõ mọi chuyện của chị như vậy, Bạch Yến hứa khi rảnh rỗi sẽ viết về  anh ĐTH và sự gặp gỡ ngộ nghĩnh kỳ lạ buổi đầu tiên.

Tr Quoc BaoVà khoảng 3 tuần sau ngày mất của nhà báo Đoàn Thạch Hãn, lá thư của ca sĩ Bạch Yến đã hồi âm trong tuần này:

“Em Trần Quốc Bảo ơi,

Chị tình cờ đi Saigon thâu thanh theo lời mời của một ca sĩ trẻ bên Canada, nhân dịp này chị được gặp quen anh Đoàn Thạch Hãn (ĐTH) tên thật là Đoàn Kế Tường. Từ năm 2012 anh chị được nhiều bạn chuyển bài viết của một văn sĩ viết rất rõ về chị. Chị vừa ngạc nhiên vừa thích thú và rất tò mò nên mỗi khi đi diễn bất cứ gặp nhà văn, nhà báo nào cũng hỏi tìm từ Pháp tới Mỹ.

Rồi một hôm sắp hát cho “live show” của Ca sĩ Hiền Thục ở Việt Nam tới phỏng vấn lại quên vì đông ký giả quá lu bu không dám hỏi !

Một hôm có một ký giả trẻ xin hẹn để phỏng vấn riêng vì hôm họp báo chưa phỏng vấn kịp. Không chút ngần ngại chị cho hẹn liền vì hôm sau đó chị không đi thâu. Người ký giả trẻ đó là Mai Quỳnh Nga (MQN).

Hôm cô tới gặp chị đang đứng ngoài ngõ chờ, tuy nơi chị ở nằm trên đường lớn nhưng số nhà đổi tới lui sao không biết mà ai tới địa chỉ này đều bị đi lạc khoảng 15 tới 20 phút vì vậy muốn cho người tới đó không bị lạc, chị phải ra đường đứng. Đỡ quá, cô Mai Quỳnh Nga tới đúng chốc rủ chị đi với cô, cô hỏi chị dám đi “xe máy” (xe Honda/moto/scooter) không ? Chị chẳng suy nghĩ trả lời liền “dám chớ” (dù lo nhưng không thối lui) vì xe gắn máy bên Việt Nam chạy bạo tới đèn đỏ lòn sau xe hơi chạy tới tắp không ngừng. Rất nguy hiểm.

Vừa leo lên xe chị tự nhiên hỏi : “Em có quen nhà văn hay nhà báo Đoàn Thạch Hãn không ?”. Cô MQN trả lời gọn “dạ biết”. Mình chỉ hỏi bâng quơ thôi thì không ngờ cô MQN biết, Doan Thach Hanrất ngạc nhiên vì cô MQ Nga rất trẻ.  Sau phỏng vấn hai chị em chia tay vui vẻ bình thường nhưng không ngờ sáng hôm sau cô MQ Nga gọi cho số đt của anh Đoàn Thạch Hãn (ĐTH) chị mừng quá gọi liền để xin được gặp người viết về chị quá cặn kẽ thật hay mà chị chưa hề quen.

– A lô, xin lỗi anh có phải anh Đoàn Thạch Hãn không ?

Đầu dây bên kia trả lời với giọng hơi rụt rè chị liền tự giới thiệu : “Tôi là ca sĩ Bạch Yến…” Anh ĐTHãn vui lên liền xin phép cho anh kể vì sao anh biết về chị (Bạch Yến) rõ như vậy. Năm anh lên 18 đã nghe chị hát bài Đêm Đông rất lạ không giống ai và cũng không ai giống cách hát của chị. Anh rất thích và còn văng vẳng tiếng hát của chị mỗi lần nghe bất cứ ai hát Đêm Đông. Anh rất lịch sự xin phép chị cho anh nói vài lời… Chị vui vẻ để anh tự nhiên mà điện thoại hết bin (battery/batterie) hồi nào không hay! Cũng may lúc anh ĐT Hãn vừa trả lời điện thoại chị đã ngỏ ý mời anh hôm nào cho phép chị mời tách cà phê. Chị chưa quen nên không dám sổ sàng mời mộc huyên thiêng. Anh lễ phép nhận lời.

Lát sau chị gắn điện một hồi điện thoại reo trở lại thì được anh ĐTH gọi lại kể tiếp; …. Nghe anh kể chị rất cảm động nhứt là khi anh nói : “tôi có ý định tới cuối đời “chưa làm được những điều tôi mơ ước” anh nghĩ khi anh về hưu sẽ trở về quê anh ở Quảng Trị để khi lìa trần anh chỉ muốn được chôn cạnh mộ cha mẹ anh vì một đời tuổi trẻ thì đi lính xa vợ xa con mà bây giờ vợ con cũng di tản gần bốn mươi năm rồi, nhứt là vợ con anh sống bên Mỹ đầy đủ tiện nghi…, trong khi anh bị đi tù 14 năm trời ra tù vợ con đều đi xa qua sống bên Mỹ tốt quá rồi, nếu ở lại Việt Nam sống với anh chỉ thêm khổ !

9 Bach Yen 1Vợ anh đã lấy chồng con anh vì xa anh lâu quá trở thành xa lạ. Anh ở lại dù tương lai không sáng lạng nhưng thà vậy còn hơn. Anh may mắn được trời cho chút khiếu viết văn cũng tạm vui. Anh nói đỡ : tôi có đông bạn yêu mến tôi, tôi rất vui. Tuổi trẻ của anh chỉ có bạn thân nhứt là những cuốn băng nhạc cassette cạnh anh hằng đêm ngoài chiến trường. Lẽ thường các anh chiến sĩ xa nhà trẻ thì trông thư tình. Lớn tuổi hơn thì nhắn gởi những thức ăn nọ kia hoặc xin gởi cho thuốc lá… Còn anh ĐTHãn chỉ xin băng nhạc thôi nhờ vậy anh thuộc rất nhiều bài và nhứt là những bài của anh Lam Phương anh thuộc làu.

Hôm sau lúc chị vừa thâu xong còn sớm (khoảng gần 6 giờ chiều) được rảnh, chị liền gọi anh Đoàn Thạch Hãn mạo muội mời anh đi dùng cơm tối gần chỗ chị ở cho khi về đên có hơi khuya chị sẽ gọi người nhà tới chở về cũng tiện. Vì chị gọi bất ngờ anh không chuẩn bị nên xin gặp thẳng ở nhà hàng. Chị dặn anh cứ từ từ đến gặp chị. Chị tới tiệm cơm chờ đúng một tiếng không thấy ai, chờ thêm tiệm sắp đóng phía chị đang ngồi tức phía bên ngoài có nước chung quanh có cá vàng lội tung tăng óng ánh trông rất vui mắt.

Tiệm bắt đầu thưa khách và người làm cũng bắt đầu vô bên trong. Chị nghĩ anh ĐT Hãn chắc bị có gì thay đổi giờ chót nên đã hơn một tiếng mà vẫn không tăm hơi… Chị kiên nhẫn chờ thêm trời ơi bỗng thấy có người ôm bó bông Hồng bước vội vã về phía chị ngồi cười tươi vồn vã xin lỗi vì anh ở tận Quận 2 ra đây hơi xa… Anh không nói từ nhà anh vội chạy ngược ra Bến Thành để mua tặng chị bó hoa Hồng thật đẹp.  Cái đẹp hơn nữa là tấm lòng. Anh ấy thật lịch lãm dễ thương quá.

Chị nghĩ sự gặp gỡ anh ĐT Hãn là định mệnh phải đúng ngày giờ có duyên mới gặp được anh ấy. Anh có tiền sống hằng ngày nhờ nghề viết kịch bản. Cùng lúc đó chị gặp lại Quang Lê tại Saigon đang có ý định thực hiện phim về cuộc đời anh Lam Phương và cần gấp người viết thành “truyện” về cuộc đời anh Lam Phương … Chị giới thiệu Quang Lê cho anh ấy hai bên gặp nhau tính toán xong xuôi hôm sau gặp lại anh đưa đề cương9-bach-yen-2 10 trang cho Quang Lê hớn hở lấy hứa gởi tiền trả nhưng … Chị cũng đã quay cho Quang Lê rồi cũng hứa trả nhưng…”

Em Trần Quốc Bảo thân mến,  

Anh Đoàn Thạch Hãn bị tiểu đường rất nặng mà không cho chị biết. Hôm chị gặp anh lần đâu tiên chị thấy anh lui cui với cái điện thoại di động gọi ca sĩ Hồng Vân rồi gọi ca sĩ Lan Ngọc vì chị hỏi thăm hai người này ngay lúc vừa gặp anh. Không ngờ nơi chị dùng cơm tối hôm đó lại có phòng trà của ca sĩ Lan Ngọc.  Sẵn có mặt tại đó chị nán lại thêm chút để xuống phòng trà được nghe hai cô đó và các ca sĩ “trẻ” hát. Sau buổi gặp gỡ anh ĐTHãn lần đó anh xin phép được thỉnh thoảng gọi thăm chị.

Anh chỉ kể nhiều về những người cùng chung tù với anh như Duyên Anh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế là ông xã chị Tâm Vấn ca sĩ …  Anh Duyên Anh được thả ra sớm rồi được đoàn tụ gia đình bên vợ đi Pháp sống. Nhiều người khác được thả ra vẫn còn ở lại Việt Nam như anh ấy phải sống vất vưởng như nhiều anh em sau khi đi tù ra. Anh nói : “Chuyện đó chắc chị được nghe nhiều rồi tôi không cần kể ? Rồi anh chỉ thở dài nhè nhẹ”.

Chị đổi đề tài cho không khí đỡ nặng, liền nói : “Thưa anh tôi sẽ hát tại phòng trà WE vào thứ Sáu 28 tháng 2 (2014) nếu anh có rảnh tôi xin phép mời anh đến nghe. Anh nhận lời mời không chút do dự. Đó là lần đầu tiên anh ĐTHãn thật sự được nghe chị hát bằng xương bằng thịt, một “live show”. Sau buổi diễn anh nói : “Được nghe chị hát rất vui, mà chị còn hát hay hơn tôi tưởng tượng là điều tôi rất mừng. Vì bây giờ đã trên năm mươi năm rồi từ ngày tôi nghe chị hát đầu tiên mà không ngờ gặp được chị còn hát khoẻ.

Hôm 28/2 anh ĐTHãn lại tặng chị một lẵng hoa thật đẹp chị rất thích nhưng rất thương người văn sĩ tài ba bất hạnh phải sống trong hoàn cảnh chật vật thiếu tình yêu, tình gia đình, thiếu sức khoẻ, thiếu vật chất… Nhưng anh chưa hề một lần hé môi trách đời hay trách ai. Anh có quan niệm rất can đảm chấp nhận những thiếu thốn, những bất công mà anh đã và đang sống. Anh không hận thù không than vãn về bất cứ gì.

9 Bach Yen 2Một hôm chị được ca sĩ Cẩm Vân kể nhân một buổi cơm thân mật do cô Cẩm Vân đãi. Cô trách khéo ĐTHãn đã có lần vừa cưới một thiếu nữ vừa đẹp vừa yêu quý anh nhưng tại sao chỉ một ngày thôi mà đã chia tay ? Anh không trả lời chỉ cười nhẹ. Khi anh và chị gặp riêng thì anh tự kể lý do vì sao anh chia tay người phụ nữ đó sớm tới vậy ?

Anh nói : “hai người muốn sống chung thì ít nhứt anh phải có điều kiện trước tiên là vật chất tuy đôi bên đã rõ hoàn cảnh nhau trước rồi mới đi tới hôn nhân. Nhưng khi đưa cô dâu về nhà anh thấy mình thiếu thốn quá, cô dâu mới, đẹp trẻ mà lủi thủi sống trong căn gác trọ nhỏ bé cực khổ khó khăn với anh, anh thấy thương tội nghiệp quá nên không dám giữ thiếu phụ đó. Anh thấy tương lai của hôn nhân là một ích kỷ, chỉ được phần anh vì người ta yêu “Văn và Thơ” của anh mà phải chịu đựng cảnh sống chật vật này mãi rồi sẽ có ngày đổ vỡ. Hôm đó chị mới thật sự khám phá anh ĐT Hãn vừa rất chật vật vừa đang có bịnh tiểu đường rất nặng, bịnh gan… Mà không than thở chán đời, quá can đảm ! Lúc nào cũng bình thản cười nhẹ.  Anh ĐT Hãn chưa lần nào để chị trả một lần dù chỉ một tách trà hay cà phê. Thật là một con người lịch lãm.

Em Trần Quốc Bảo ơi,

Chị không đánh bóng thổi phồng về người bạn chị vừa mới gặp mới quen vỏn vẹn trong vài tuần mà thật sự chị có cảm tưởng như quen anh từ lâu lắm rồi. Vì mỗi lần chị nhắc tới ai hay một toà nhà hay một bản nhạc cổ xưa, anh đều có quan niệm rất “trung lập” (neutral) không méo mó không thiên vị. Anh giải thích phân tách một cách rành mạch lưu loát những tìm hiểu thắc mắc của chị về quê hương yêu dấu mà chị đã rời xa từ năm 1961. Chị ngạc nhiên nhứt là anh phân tách về nhạc của anh Lam Phương một cách rất sâu sắc với đầy quý mến. Anh ĐT Hãn nói : “Thưa chị, tôi xin phép nói về 9 Lam Phuong 1cảm nghĩ của tôi về nhạc anh Lam Phương (LP); Anh LP là người miền Nam lời ca của anh rất chân tình mộc mạc không chải chuốt bóng bẩy như văn anh miền Bắc hay thâm sâu như anh miền Trung. Anh LP viết lời đúng theo tình cảm của con tim anh ấy. Anh “Nam Kỳ” dễ thương là ở điểm đó chị B.Y. à.

Tôi nhớ câu trong bài Thu Sầu : “Trên cao bao vì sao sáng. Rừng vắng có bao lá vàng là bấy nhiêu sầu…”

Bài Chờ Người : “Cầu xin cho Mây về vui với Gió. Dù có bao nhiêu đắng cay, muôn đời anh vẫn chờ em”. Người đàn ông mà chờ ! Chuyện đó mới hiếm và nói lên nỗi nhớ thiết tha.

Bài Duyên Kiếp ngộ nghĩnh đượm màu quê hương rất dễ thương.

Chị nghe anh say sưa nói về nhạc của anh LP mà ngẩn cả người. Liền nói : “Thưa anh, từ trước tới giờ tôi không hề biết về nhạc anh LP hay và nổi tiếng cỡ nào,  không phải tôi chê nhạc anh ấy… Sến hay bình dân như nhiều người nghĩ. Không phải vậy đâu, vì sau khi anh LP đi lấy vợ, tôi không gặp lại rồi bận rộn hát nhạc ngoại quốc rồi ra đi sống xứ người… Nên hoàn toàn không biết hoạt động sáng tác của anh LP ra sao !

Lúc đang nói với anh ĐT Hãn xong chị đang có bài Duyên Kiếp vừa thâu mở ra cho anh ĐT Hãn nghe. Lần này tới phiên anh ĐTHãn ngẩn người có lẽ vì anh không ngờ chị hát không bay mùi Bơ (vì chị chuyên hát tiếng ngoại quốc) mà cũng không Sến ?

Anh ĐT Hãn buộc miệng hỏi: “Anh LP có biết chị sẽ hát bài của anh không ?”

– “Dạ chỉ biết tôi sẽ hát vài bài với một ca sĩ trẻ từ Canada qua thâu với tôi thôi”.

– Anh LP nghĩ sao ?

– Anh LP ừ à dửng dưng và có lẽ nghi tài tôi hát bài của anh không chuẩn ? Thưa anh điều đó là lẽ tất nhiên vì tôi hát tiếng Việt không giỏi như những ca sĩ Việt khác ? Nhứt là tôi sống xa quê hương trên năm mươi năm.

Anh ĐT Hãn buộc miệng nói an ủi chị : “Chị Bạch Yến ơi chị còn nói tiếng Việt rất chuẩn, 9 Quang Letôi nghĩ chị nên thâu cả CD  toàn bài của anh LP dành cho khán thính giả ngạc nhiên chị rất Việt Nam ở ngoài đời cũng như trên sân khấu chị vẫn còn cả tâm hồn rất Việt. Tôi vui mừng được quen và hàn huyên tâm sự chia sẻ vui buồn cùng chị…

Một hôm chị vừa ở phòng thâu về bỗng điện thoại reo bên kia đầu dây giọng quen quen : “Dạ cô Bạch Yến, con là ca sĩ Quang Lê (QL) đây, cô ơi, cô có rảnh không con có chuyện này hay lắm, con muốn gặp để ngỏ cùng cô. Hơi do dự nhưng vì ngày thâu vừa xong nên rảnh nhận lời cho QL tới gặp. QL trông phương phi đạo mạo như một anh xì thẩu “Chợ Lớn” chị xuýt nhìn không ra vì lúc này béo phì khác hẳn người ca sĩ trẻ mà chị gặp vài năm trước. Vừa gặp chị, QL liền kể líu lo là đang có dự án quay một cuốn phim về cuộc đời của chú Lam Phương mà trong cuốn phim này không thể thiếu cô Bạch Yến…. Và xin ngay cái hẹn để quay cô trong lúc cô đang có mặt ở Việt Nam…

Khi lên taxi QL hẹn liền ngày thâu hình 24 tháng 03 năm 2014. QL cần quay trong một căn nhà khang trang chị liền hỏi bạn chị cũng làm bữa tiệc tiễn chị đúng vào ngày 24/03/2014. Lo được cái nhà xong, QL cần người viết kịch bản cũng nhờ chị giới thiệu. Chị liền giới thiệu anh ĐT Hãn vì kịch bản là nghề của anh và nhứt là anh biết rõ về anh Lam Phương thì không ai đúng hơn. Chị gọi giới thiệu QL cho anh ĐT Hãn đôi bên hẹn cùng gặp nhau tại nhà bạn chị.

Sáng ngày 24/03 anh ĐT Hãn mang tới một tập đề cương đưa QL mừng rỡ lấy liền. Sau bữa tiệc hôm đó ê kíp quay phim thâu hình QL phỏng vấn chị. Chiều 24/3/2014 chị linh tánh đưa phong bì cho Anh ĐT Hãn $250 USD chị nói dối anh đó là tiền QL ứng trước.  Hôm sau chị gọi QL để thanh toán chi phí chị và anh ĐT Hãn thì QL cho biết đang ở Huế hứa sẽ có người tới trả tiền cho chị và anh ĐT Hãn. Tr bang hoangChiều 25/03 có người gọi hẹn sẽ tới khoảng 6, 7 giờ chiều. Anh ĐT Hãn và chị chờ gần cả đêm tới 2 giờ sáng hôm sau 26/03 chẳng thấy ai tới mà vài giờ sau đó (ngày 26/3) chị phải đi phi trường để bay về Paris.

Sau khi anh ĐT Hãn và chị chờ cả đêm và mấy ngày sau khi chị đã rời Saigon vẫn không người nào tới thanh toán như đã hứa. Riêng chị thì muốn giúp anh có chút tiền để anh chữa bịnh mà không làm cách nào để anh nhận thì đây là lý do chính đáng nhứt nên anh vui vẻ nhận. Nhưng sau khi chị rời Saigon vẫn chưa ai tới thanh toán.  Anh ĐT Hãn khám phá ra tiền đó là của chị, anh đã trao lại số tiền $250 (5 triệu VNĐ) này cho người nhà chị tuy anh rất cần tiền chữa chạy thuốc men nhưng thà chết chớ không làm chuyện tồi bại nhơ danh con người lịch lãm của anh. Khi anh giao lại tiền cho người nhà chị, anh nói dối là đã nhận tiền rồi.

Chị rất hối tiếc và xấu hổ đã giới thiệu Quang Lê cho anh ĐT Hãn trong hoàn cảnh thiếu thốn tận cùng này. Đang viết lại những dòng chữ này mà lòng chị se thắt thương cho người bạn bất hạnh trước khi lìa trần còn bị lừa gạt. Chị rất bất mãn QL đã nhẫn tâm gạt gẫm anh ĐT Hãn. Em ơi, lòng chị chân thật nên tưởng lòng người cũng chân thật ngay thẳng như chị! Bây giờ anh ĐT Hãn đã lìa trần. Tuy vậy chị đã sắp xếp việc bảo vệ đề cương mà anh ĐT Hãn đã trao QL và hình ảnh của chị đã quay hôm 24/03/2014 không ai có thể sử dụng nếu không thanh toán mọi việc sòng phẳng như đã hứa.

Chị Bạch YếnNgày 08 tháng 10 năm 2014 

Nguyễn Toàn chuyển tiếp

Tr thay tro 4Thư của cô giáo ca sĩ Hoàng Oanh

BÀI THƠ XƯA

VÀ NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ

Hoàng Oanh xin mến gửi đến quý vị bài viết của Giáo sư Trịnh Thị Minh (là cô giáo của Hoàng Oanh) viết về kỷ niệm của cô với Hoàng Oanh cách đây hơn 50 năm tại trường Gia Long ở Sài Gòn thưở trước. Bài viết được trích trong đặc san Trăm Năm Áo Tím – Gia Long 2013 (Ca sĩ Hoàng Oanh)

Bài Thơ Xưa Và Người Học Trò Cũ

Hồi tưởng về quá khứ là điều vô cùng thú vị, vì trong quá khứ đó có tuổi trẻ của mình, có quê hương, có tình yêu, có ngôi trường Gia Long cổ kính đầy ắp kỷ niệm. Thế nhưng, trong trí nhớ hư hoại của tuổi già, kỷ niệm ngày xưa trở về chập chùng, khi rõ khi mờ, chợt có chợt không, có khi mất hút vào vùng tối tăm nào trong tiềm thứ.

Giữa bao quên lãng, tôi còn nhớ được một ít về cái năm đầu tiên tôi đặt chân lên bục giảng của trường Gia Long cách đây hơn 50 năm (Ôi ! Thời gian qua mau). Xin ghi lại như là để tìm kiếm một chút niềm vui cuối đời.

3 Hoang OanhTôi bắt đầu vào dạy niên khóa 1959 – 1960, sau khi rời trường Sư Phạm, còn tuổi trẻ, lạc quan, yêu nghề. Tại đây, một quãng đời dài gần 20 năm thầm lặng nhỏ nhoi làm cô giáo dạy các lớp Đệ Nhất Cấp buổi chiều, tôi bỗng thấy mình gắn bó mật thiết với các em nhỏ thơ ngây, trong lành, bụi đời chưa hề vướng gót chân.

Nơi sân trường Gia Long, mỗi ngày tôi đến đó chỉ thấy chiều xuống mà không thấy nắng lên, chỉ nghe tiếng bước chân hấp tấp của học sinh tan trường sau cơn mưa chiều lê thê mà không nghe được tiếng cười khúc khích tinh nghịch của học sinh lớp buổi sáng. Ngày tháng êm đềm trôi qua, mấy dãy lầu cao vọi bao quanh như cố giữ cho cái thiên đường của những nàng tiên áo trắng được nguyên vẹn bình yên giữa bao dồn dập của thời thế. Những biến động của đất nước, bao lớp sóng phế hưng vẫn không ảnh hưởng gì đến ngôi trường Gia Long. Trường vẫn sừng sững uy nghi bảo vệ cho nền giáo dục tự do, bảo vệ cho nhiều thế hệ học sinh được an lành trao dồi học vấn và phẩm hạnh.

Từng lớp học sinh vào trường rồi ra trường, dù có địa vị ngoài xã hội hay làm người nội trợ trong gia đình đều có một giá trị riêng xứng đáng với sự giáo dục của nhà trường. Cho mãi đến một ngày, cái ngày đau thương trường bị mất tên, cái thiên đường Gia Long mới thật sự tan biến vào dĩ vãng. Thầy trò buồn bã tứ tán. Muôn ngàn trái tim đau thắt nhớ về một thời vàng son đã qua. Kỷ niệm nào còn sót lại, còn nhớ được đều trở thành quý báu, ai ai cũng muốn níu giữ những vưu vật trong đời.

Tr Gia LongCòn nhớ, ngày đầu tiên tôi nhận lớp là Đệ Lục B11, lớp học nằm phía dãy đường Đoàn Thị Điểm, có 55 học sinh nhỏ bé, vô tư hồn nhiên. Tôi dạy môn Việt Văn, vừa là giáo sư hướng dẫn hiệu đoàn nên gặp các em nhiều giờ trong tuần. Giờ học, các em ngồi khoanh tay trên bàn, đôi mắt nai tơ mở tròn, nghe mà như nuốt vào lòng lời giảng của cô giáo. Giờ ra chơi thì tung tăng đùa giỡn, có khi cột áo dài lại nhảy dây hay rượt bắt, nói cười rộn rã một góc sân. Ôi ! Cái khung trời Gia Long thần tiên ấy, tuổi thơ của các em mà tuổi trẻ của tôi, bây giờ nhắc lại vẫn là cái gì đẹp đẽ, êm ái, xoa dịu.

Môn Việt Văn (lớp Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ) gồm có Kim Văn và Cổ Văn. Kim Văn có hai phần văn xuôi và văn vần. Tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn thường được trích để giảng trong phần văn xuôi. Về văn vần, tôi hay soạn những bài thơ hay của các tác giả nổi danh thời tiền chiến như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… với các thể thơ quen thuộc, khuôn phép, chuẩn mực, nội dung thường tả cảnh, tả tình thích hợp với trình độ học sinh. Lúc bấy giờ phong trào thơ tự do đã xuất hiện nhiều trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn.

Một hôm, tôi bình giảng bài “Tiếng Sáo Thiên Thai” của Thế Lữ. Đây là lần đầu tiên các em được học một bài thơ mới so với các bài thơ cổ điển trong phần cổ văn. Các em ngồi im phăng phắc, mắt mở to ngời sáng. Ngoài sân trường, nắng vàng rực rỡ. Cạnh lớp, sân bóng rỗ vắng lặng, vài con chim nhỏ sà xuống nền xi măng nhảy nhót reo vui. Qua khung cửa lớp, tôi thoáng nhìn thấy những cánh phượng vĩ trên cao, 9 Hoang Oanh 1cành lá xanh um đong đưa trước gió. Hình ảnh và âm điệu của tiếng sáo trong thơ Thế Lữ đã làm cho thầy trò mơ màng quên đi cõi trần tục :

“Khi cao vút tận mây mờ

Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh

Êm như lọt tiếng tơ tình

Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không

Thiên thai thoảng gió mơ màng

Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay…”

Bài giảng chấm dứt. Thấy các em hớn hở, tôi hỏi thử cho vui : “Có em nào biết ngâm thơ ?” Không ai giơ tay cả, nhưng cả lớp nhao nhao chỉ vào em học sinh nhỏ nhất ngồi ở đầu bàn, trên bàn đầu : “Kim Chi, Kim Chi!”. Đó là em Huỳnh Kim Chi rất đáng yêu, hễ các bạn yêu cầu là không hề từ nan, thường là được yêu cầu hát vì em ở trong Ban Nhi Đồng Nguyễn Đức, một ban ca nhạc thiếu nhi có tiếng lúc bấy giờ. Em đứng lên, nhoẻn miệng cười và đọc lại bài thơ với một chút âm điệu trầm bổng.

Không biết ngâm nhưng vì biết hát nên giọng em đã làm cho bài thơ trở nên êm ái, linh động, có hồn hơn. Có lẽ đó là lần đầu tiên Kim Chi tiếp xúc với thơ, cất giọng ngâm thô sơ vụng về bài thơ đầu tiên trong đời mình. (Thật không ngờ, em Huỳnh Kim Chi sau này là Ca Sĩ Hoàng Oanh và là một trong những người ngâm thơ nổi tiếng).

Em rất giỏi môn luận văn. Mỗi lần đến giờ trả luận, mặt em sáng rỡ vì biết bài sẽ được điểm cao và đôi khi còn được đọc cho cả lớp nghe. Một vài em khác trong Đệ Lục B11 cũng giỏi Việt Văn mà tôi còn nhớ loáng thoáng : Kha Quỳnh Châu, Nguyễn Trinh Phương Nga, Lâm Thị Hía, Triệu Thị Chơi, Nguyễn Thị Chính v.v… mà sau này các em cũng nổi tiếng trong lãnh vực thi văn, gia chánh thẩm mỹ, từ thiện xã hội… đều góp phần làm rạng danh cho trường Gia Long.

6 Gia long 3Riêng em Kim Chi, ngồi ngay bàn đầu trước mặt cô giáo, lại xinh xắn dễ thương nên hình ảnh em trở thành quen thuộc thân yêu với tôi. Mỗi lần vào lớp, bước lên bục giảng vừa đặt cặp sách xuống bàn là tôi bắt gặp ánh mắt, môi cười rạng rỡ của em. Lướt nhìn qua cả lớp, tất cả các học sinh đều tươi vui hồn nhiên như những bông hoa mới nở, lòng tôi thấy lâng lâng nhẹ nhàng. Có lẽ vì thích môn văn hay vì lúc đó tôi còn trẻ, yêu đời, cởi mở mà Kim Chi đặc biệt rất quý mến tôi.

Không biết nói gì để bày tỏ tấm lòng, em đem hình chụp riêng mặc áo đầm be bé xinh xinh đến ấp úng rụt rè tặng tôi với lời viết phía sau, nét chữ thơ dại đầy tình cảm mặn nồng thương yêu cô giáo. Ảnh này cùng với ảnh các lớp tôi đã từng dạy suốt mấy mươi năm dài (mỗi năm nhà nhiếp ảnh Duy Hy vào trường một lần để chụp hình lưu niệm cho từng lớp với thầy cô), tôi vẫn còn giữ trong rương hành trang của đời mình. Mỗi khi xem lại, vừa vui vừa buồn, vừa ngậm ngùi tiếc nhớ những gì đã qua không bao giờ trở lại nữa.Vào những ngày nắng đẹp, tôi cùng vài chị bạn đồng nghiệp dạy cùng lớp, chị Nguyễn Võ Lệ Hạnh, chị Hoàng Thị Hạ, chị Nguyễn Thị Thư hướng dẫn các em đi du ngoạn Long Hải – Nước Ngọt bằng xe hiệu đoàn ; vừa xem ruộng muối vừa vui chơi vùng biển rất thích thú. Đó cũng là kỷ niệm khó quên.

Dịp Tết Nguyên Đán, khoảng giữa niên học, học sinh thường tổ chức ăn tất niên trong lớp trước khi về nghỉ Tết. Các em xếp dọn bàn học lại, 9 Hoang Oanh 5bưng bàn cô giáo xuống bày bánh mứt hạt dưa rồi lăng xăng đi mời giáo sư đến dự. Em Kim Chi phụ trách ca hát giúp vui, còn trổ tài đánh muỗng rất tài tình và vui nhộn.

Những buổi văn nghệ của nhà trường, em luôn luôn có mặt, múa hát hay đóng kịch, phần nào cũng lột tả xuất sắc, như hứa hẹn một thiên tài nghệ thuật.

Niên học trôi qua. Cuối năm học, vào tháng 6, khi hoa phượng nở đỏ, thầy trò chia tay. Tôi còn nhớ, buổi tạm biệt, đứng bên hành lang dãy lớp, Kim Chi và một số em ngập ngừng bịn rịn chào tôi. Trong đôi mắt ướt của thầy trò hình như đều có vài giọt nước mắt long lanh. Ôi ! Mấy giọt lệ của thời hoa mộng ấy là những hạt ngọc, hạt kim cương quý giá mà suốt đời ta sẽ không tìm lại được. Các em tiến lên mãi trên đường học vấn, rồi đường đời trải rộng, tuổi thơ sẽ không còn trở lại với các em.

Nhiều năm sau đó, tôi cũng không còn những xúc động dễ cảm như lúc ban đầu mặc dù mỗi năm tôi đều có học trò mới, cũng ngây thơ dễ thương và tình nghĩa cũng ngọt ngào tròn đầy. Rồi thế sự thăng trầm cùng với những bận rộn gieo neo trong đời sống, tôi không còn theo dõi bước chân của người học trò tài hoa năm xưa. Rồi vật đổi sao dời, thầy trò lưu lạc khắp bốn phương, trôi dạt khắp chân trời góc bể. Ngôi trường cũ, quê hương thân yêu và những người cùng có với ta nhiều kỷ niệm nay đã xa thật xa rồi, chỉ còn gặp lại trong giấc mơ mà thôi.

Sau hơn 50 năm, tôi có dịp gặp lại em Huỳnh Kim Chi, người học trò từng một thời nào thưở ấu thơ đã yêu thương tôi, đã say mê nghe tôi giảng bài và đã cố gắng vụng về cất giọng ngâm bài thơ “Tiếng Sáo Thiên Thai” để vừa lòng cô giáo, vừa lòng bạn, vì yêu bài thơ hay vì trong tự thân đã tiềm ẩn tài năng thiên phú.

9 Hoang Oanh 6

Suốt hơn nửa thế kỷ qua, Hoàng Oanh Huỳnh Kim Chi ngoài sự nghiệp âm nhạc còn nổi danh về ngâm thơ, đã diễn ngâm không biết bao nhiêu những tuyệt tác của các thi sĩ danh tiếng, đã đưa những lời thơ diễm tuyệt, đã chuyển tải thi tứ, nguồn cảm hứng của thi nhân vào tận ngõ ngách của tâm hồn người nghe, đã ve vuốt lòng người, làm đẹp cuộc đời và đóng góp vào việc giữ gìn cái kho tàng thi ca Việt Nam.

Vẫn đằm thắm dịu dàng, vẫn kính trọng thương mến cô giáo cũ, em nhỏ nhẹ tâm sự : “Em còn nhớ bài thơ “Tiếng Sáo Thiên Thai” mà cô bình giảng và ngày ấy chỉ là cô bé ngây thơ, em nào có biết ngâm thơ là gì…” Lòng tôi bỗng dưng chợt vui. Biết đâu bài thơ lục bát giản dị mà tuyệt mỹ đó đã thầm kín ươm mầm cho một niềm đam mê vần điệu thi ca, khơi nguồn cho em bay cao vào vùng trời nghệ thuật.

Và tôi cũng thật vui khi biết em, giống như hầu hết các cựu nữ sinh khác đã rất xứng đáng với truyền thống giáo dục của trường Gia Long: Đầy đủ khoa bảng và vẹn toàn đức hạnh.

9 Hoang Oanh 4

Xa cách nghìn trùng nhưng mỗi khi nghe đâu đó giọng ngâm thơ óng chuốt của em, quá khứ lại trở về trong tôi. Tôi mường tượng lại những khuôn mặt trong sáng thơ ngây của đám học trò đầu tiên ấy, sân bóng rổ loang nắng có chim nhảy nhót trên nền xi măng, nhành lá phượng vĩ rung rung, bảng đen, phấn trắng, bài thơ năm xưa và tuổi trẻ tươi đẹp của riêng mình. Nỗi nhớ đó vừa là niềm đau vừa là niềm hạnh phúc.

Trong tuổi già bóng xế, lưu lạc nơi xứ lạ quê người với đầy dẫy những nỗi khổ niềm đau, hôm nào đó, trên đường phố hay chốn tiệc tùng lao xao bất chợt có người phụ nữ lạ, bước tới, lễ độ, e dè khẽ nói bên tôi: “Cô ơi ! Em đã từng học với cô ở Gia Long.” Chao ôi ! Còn nỗi vui nào hơn.

Có khi một ánh mắt, một lời nói ân cần thăm hỏi của người học trò cũ có thể làm dịu được nỗi khổ đau trong đời. Và cái nhân cách tuyệt vời ấy của nữ sinh Gia Long là một thứ trang sức sáng ngời lộng lẫy hiếm quý trên thế gian.

Đó đây, tôi đã từng gặp những CARNOT của Gia Long như vậy. Nghề dạy học trầm lặng khiêm tốn ít được đền bù, may ra chỉ có niềm vui tinh thần như thế thôi.

Cho đến hôm nay, Gia Long đã đi vào quá khứ rồi, chỉ còn trong tưởng tượng, vậy mà những tình cảm thâm trầm kín đáo các em còn dành cho Thầy Cô như là một quà tặng, một lời cám ơn nồng nàn, an ủi biết bao cho buổi hoàng hôn của những người đã từng một thời đứng trên bục giảng, từng có cái duyên dạy dỗ các em trong một chặng thời gian nào đó.

Thì ra, những hạnh ngộ trong một niên học, chỉ một lần trong đời đó thôi tưởng chừng có thể bị cát bụi thời gian vùi lấp, nhưng thật ra vẫn còn như một dấu ấn mãi mãi không phôi pha.

Ai trong chúng ta, chẳng đã từng, chỉ một phút giây gặp gỡ mà hệ lụy cả cuộc đời dài thì sao ?

9 Hoang Oanh 3

Đối với dòng thời gian trôi chảy bất tuyệt, một niên học chỉ là khoảnh khắc nhưng khoảnh khắc ấy trong tâm tư của người học trò, của người thầy hình như trở thành thiên thu. Nhất là khi tuổi đời chồng chất, mọi thứ đều vuột khỏi tầm tay, khoảnh khắc ở Gia Long là một gốc rễ không ai muốn bứng ra khỏi cuộc đời mình.

Hôm nay chúng ta còn có nhau, thật là một hạnh phúc lớn. Bằng tâm tưởng, hãy về thăm trường xưa, nơi ta đã có một phần đời gắn bó mà đành lỗi hẹn cuộc hội ngộ trăm năm :

“Trăm năm bến cũ hẹn hò

Cây đa còn đó, con đò khác xưa.”

(Ca Dao)

Giáo Sư Trịnh Thị Minh – Sydney mùa đông 2013

Đinh Mỹ Chơn chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này