ĐỐI CHIẾU TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN XƯA & NAY

TÊN ĐƯỜNG PHỐ SAIGON

XƯA & NAY

Để nhớ một thời…

đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

nước còn cau mặt với tang thương…

(Bà Huyện Thanh Quan)

Tên đường phố Sài Gòn : xưa (thời Pháp thuộc) và nay (trước năm 1975) theo Alphabet

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Thăng Long thành hoài cổ – Bà Huyện Thanh Quan)

Trong niềm nhớ thương khôn nguôi về quê nhà của một người Việt Nam ly hương còn nặng tình hoài cổ, tôi xin cố gom góp trí nhớ còn sót lại để ghi ra tên những đường phố Sài Gòn thời xưa cũng như các cơ quan chính quyền, cơ sở văn hóa giải trí đặc biệt trên đó, vì e rằng đến một lúc nào mọi thứ sẽ mai một đi thì đáng tiếc lắm.

Cho nên dù biết rằng viết về những địa hình địa vật của một thời xưa cách nay năm, sáu chục năm bằng vào trí nhớ kém cỏi của cái tuổi gần thất thập cổ lai hi là cả một khó khăn trùng điệp nhưng lòng hoài cổ trong con người tôi vẫn cố vượt mọi trở ngại nhất là với sự góp ý bổ túc đầy nhiệt tình của quý niên trưởng và các bạn nên công việc đã hoàn thành cho dù chưa được hoàn hảo. Chỉ mong ước nhỏ nhoi là qua tài liệu nầy, chúng ta tìm lại hình ảnh ngày xưa của chính chúng ta trên khắp nẻo đường của Sài Gòn đẹp lắm ! Sài Gòn ơi ! Sài Gòn ơi ! Và hơn nữa chúng ta có thể chỉ dẫn cho đàn con cháu nghe thấy về thủ đô Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, nơi mà cha mẹ, ông bà chúng đã từng một thời sinh sống và biết đâu chừng cũng là nơi đã từng gặp gỡ của ba má sắp nhỏ qua mối tình đầu.

Cũng xin chân thành cảm tạ sự đóng góp quý báu của nhiều anh chị nhất là chị Đỗ Thanh Vân (Đức Quốc), niên trưởng Trương Thới Lai (Canada), anh Cao Thiếu Lang (Canada), anh Nguyễn Đình Phúc (Canada), anh Bùi văn Tâm (Canada), anh Trần Kiêu Bạc (Mỹ), anh Trương Thúy Hậu (Mỹ)… Chính nhờ những sự bổ túc đó mà hành trình tìm về con đường của dư hương ngày cũ bớt nhiều thiếu sót. Và chúng tôi hy vọng vẫn còn tiếp tục nhận được những góp ý của quý bằng hữu bảng sưu tầm chúng ta thêm hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành đa tạ.

Bây giờ mời các bạn cùng chúng tôi đi dạo một vòng quá khứ (back to the past) của một thời hoa mộng trên thủ đô yêu dấu từng đườc mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông.

Nguyên Trần

Tên thời Pháp thuộc – Tên thời Đệ II Cộng Hòa

Boulevard Bonard – Lê Lợi (Trụ sở Quốc Hội – Nhà Hát Lớn, bệnh viện Sài Gòn, nhà sách Khai Trí, nước mía bò bía Viễn Đông, rạp Vĩnh Lợi, quán cơm Thanh Bạch, quán giải khát Pôle Nord, Hà Nội ice cream, quán kem Mai Hương, Thư Viện Abraham Lincoln, Nhà hàng Kim Sơn, Bồng Lai)

Boulevard Chanson – Lê văn Duyệt Ngã Bảy trở xuống (Trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công, Chợ Đủi, trụ sở Tòa Đại Sứ Miên, nơi hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu góc Phan Đình Phùng, rạp Nam Quang – ngã tư Trần Quý Cáp, rạp Kinh Đô sau là văn phòng Usaid, trường trung học tư thục Trường Sơn, Câu Lạc Bộ Kỵ Mã Sài Gòn) – CMT8

Boulevard Charner – Nguyễn Huệ (rạp Rex, rạp Eden, passage Eden, Thương xá Tax, bánh mì pâté Đô Chính, phòng trà Queen Bee, Tổng Nha Ngân Khố, Kỹ Thương Ngân Hàng, Hôtel Palace,Hãng Charner)

Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo (Bộ Lao Động, Nha Cảnh Sát Đô Thành, Sở Cứu Hỏa Đô Thành, rạp Nguyễn văn Hảo, Hưng Đạo, rạp Đại Nam, vũ trường Tour d’Ivoire, Bộ Tổng Tư Lệnh quân lực Đại Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu cũ, sân bóng rổ Tinh Võ, Khiêu vũ trường Vân Cảnh, Arc en Ciel, Đêm Màu Hồng, trường tiểu học Tôn Thọ Tường, Nhà thờ Tin Lành)

Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học trường tiểu học Trương Minh Ký, trường tư thục Huỳnh Thúc Kháng, rạp Nam Tiến, rạp cải lương Thành Xương, Chợ Cầu Ông Lãnh)
– Boulevard Norodom – Thống Nhất (Toà Đại Sứ Mỹ, Phủ Thủ Tướng, Rạp Norodom-Thống Nhất – xổ số quốc gia giúp đồng bào ta mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi – Trần văn Trạch, hãng nhập cảng xe Peugeot Jean Compte, Bộ Tư Pháp, hãng xăng Shell, Esso) – Lê Duẩn

Boulevard Paul Bert – Trần Quang Khải (Đình Nam Chơn, rạp Văn Hoa)

Boulevard de la Somme – Hàm Nghi (Đài Pháp Á, Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín,BanqueFranco-Indochinoise, Tổng Nha Thuế Vụ, chợ Chó,chợ Chim,trung tâm Cờ Tướng, tiệm incils quân đội Phước Hùng)

Rue – 11e RIC (Régiment d’Infanrerie Colonniale)- Nguyễn Hoàng (bến xe lục tỉnh, cư xá hỏa xa)– Trần Phú

– Abattoir – Hưng Phú (Lò Heo Chánh Hưng)

– d’Adran – Võ Di Nguy Phú Nhuận (Chợ Phú Nhuận, rạp Văn Cầm, rạp Cẩm Vân, cư xá Phú Nhuận) – Phan Đình Phùng

– Albert 1er – Đinh Tiên Hoàng (Sân vận động Hào Thành – Hoa Lư – Citadelle, Tổng Nha Thanh Niên, Asam Đakao, mì Cây Nhãn, Chè Hiển Khánh)

– Alexandre de Rhodes – Lục Tỉnh (trung tâm quân báo Cây Mai, bò 7 món Ngân Đình), đường Alexandre de Rhodes tới thời Cộng Hòa thay thế đường Paracels trước dinh Độc Lập –  Alexandre de Rhodes

– Alexandre Frostin – Bà Lê Chân (hông chợ Tân Định, rạp Moderne sau đổi là Kinh Thành)

– Alsace Loraine – Phó Đức Chính (biệt thự chú Hỏa – Hui Bon Hoa)

– Amiral Dupré – Thái LậpThành (Phú Nhuận)Phan Xích Long

– Amiral Roze – Trương Công Định (Chùa Chà, chạy xuyên qua vườn Tao Đàn – Vườn Pelouse) – Trương Định

– d’Arfeuille – Nguyễn Đình Chiểu

– Armand Rousseau – Hùng Vương (Trường Trung Học Chu văn An,cư xá sinh viên Sài Gòn)

– d’Arras – Cống Quỳnh (Bệnh viện Từ Dũ, rạp Khải Hoàn, trường trung học tư thục Hưng Đạo-Giáo Sư Nguyễn văn Phú)

– Arroyo de l’Avalanche – Rạch Thị Nghè

– Audouit – Cao Thắng (rạp Việt Long, rạp Đại Đồng Sài Gòn, Chùa Tam Tông Miếu, bánh mì pâté Phò Mã, tư gia nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Lâm Tuyền)

– d’Ayot – Nguyễn văn Sâm(rạp Kim Châu) – Nguyễn Thái Bình

– Ballande- Nguyễn Khắc Nhu

– Barbier – Lý Trần Quán (chả cá Thăng Long)

– Barbé – Lê Quý Đôn (Trung Học Lê Quý Đôn-Chasseloup Laubat) – Hồng Thập Tự Nguyễn Thị minh Khai

– Blan Subé – Duy Tân (Viện Đại Học Sài Gòn, Đại Học Luật Khoa, công trường Chiến Sĩ, Con Rùa, Vương Cung Thánh Đường) – Phạm Ngọc Thạch

– Bourdais – Calmette

– Catinat – Tự Do (Bộ Nội Vụ, bánh mì pâté Hương Lan, Nhà Hàng Caravelle, Nhà Hàng Continental Palace, La Pagode, Brodard, Vũ trường Maxim’s, Hotel Restaurant Majestic, rạp Majestic, Tiệm quý kim Đức Âm, nhà may Cát Phương, Adam,Tân Tân, Phòng Thông Tin cho các cuộc triễn lãm) – Đồng Khởi

– Chaigneau – Tôn Thất Đạm (khu Chợ Cũ, rạp Nam Việt)

– Champagne – Yên Đổ (Cư xá Đắc Lộ, trường Anh Ngữ Khải Minh) – Lý Chính Thằng

Charles de Coppe – Hoàng Diệu (hiệu giày Gia, quán nhậuTư Sanh Khánh Hội – cari dê)

– Charles Thomson – Hồng Bàng (bệnh biện Hồng Bàng, đại học Nha Khoa) – Hùng Vương

– Chasseloup Laubat – Hồng Thập Tự (Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Hội Hồng Thập Tự Việt Nam, Rạp Olympic, bàn ghế Phan văn Nhị, khu quán cháo vịt, Bộ Y Tế, Bộ Tài Chánh, Tổng Nha Ngân Sách Ngoại Viện, Cơ quan Tiếp Vận Trung Ương, Hông vườn Tao Đàn – vườn Ông Thượng – vườn Bờ Rô-Pelouse, Hông Dinh Độc Lập, Hông Thảo Cầm Viên, trường trung học kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ) – Nguyễn Thị minh Khai

– Colonel Budonnet- Lê Lai (Rạp Aristo – nhà hàng Lê Lai – tiệm bánh trung thu Tân Tân, cơm chay Vạn Lộc)

– Colonel Grimaud – Phạm ngũ Lão (Chợ Thái Bình, tòa soạn nhật báo SàiGòn Mới – bà Bút Trà, rạp Thanh Bình, ga xe lửa, quày bán vé Hàng Không Việt Nam)

– Cornulier – Thi Sách (nhà in Ideo)

– Danel – Phạm Đình Hổ – Denis Frères – Ngô Đức Kế (Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam)

– Dixmude – Đề Thám

Docteur Angier – Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thảo Cầm Viên, hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tổng Nha Trung Tiểu Học & Bình Dân GiáoDục, trường Trung Học Trưng Vương, Võ Trường Toản, Nha An Ninh Quân Đội)

– Docteur Yersin – Ký Con

– Đỗ Hữu Vị – Huỳnh Thúc Kháng (Trường trung học kỹ thuật Cao Thắng, khu chợ Trời)

– Douaumont- Cô Giang (chợ, rạp hát Cầu Muối)

– Dumortier – Cô Bắc (hãng cao su Labbé)

– Duranton – Bùi thị Xuân (trường trung học Nguyễn Bá Tòng, trường Les Lauriers)

Eyriaud des Verges – Trương Minh Giảng (Chợ Trương Minh Giảng, rạp Văn Lang – Minh Châu -, cổng xe lửa số 6, Viện Đại học Vạn Hạnh) – Lê Văn Sĩ

– l’Église – Trần Bình Trọng( Hôtel Massage Hồng Tá)

– d’Espagne – Lê Thánh Tôn (Tòa Đô Chánh, Cửa Bắc Chợ Bến Thành, tiệm vàng Nguyễn Thế Tài -Thế Năng, tiệm incils quân đội An Thành, Rạp Lê Lợi, nhà may Văn Quân)

– Faucault – Trần Khắc Chân

– Frère Louis – Nguyễn Trãi từ Ngã Tư Cộng Hoà đổ vô Chợ Lớn (trung tâm đào tạo huấn luyện viên thanh niên thể thao, Nhà thờ Chợ quán)

– Frère Louis – Võ Tánh (Sài Gòn) từ Ngã Tư Cộng Hòa đổ xuống Ngã Sáu (cổng chính Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, rạp hát Quốc Thanh, phở 79, nhà mồ Á Thánh Matthew Gẫm, trường nữ trung học tư thục Đức Trí) – Nguyễn Trãi

Frère Guilleraut – Bùi Chu (Nhà thờ Huyện Sĩ) – Tôn Thất Tùng

Filippiny – Nguyễn Trung Trực (Nhà hàng Thanh Thế với tuyệt chiêu suôn, nhà hàng Quốc Tế, Bồng Lai, Kim Sơn, rạp Les Tropiques, Văn Khoa cũ, Pháp Đình Sài Gòn)

Fonck – Đoàn Nhữ Hài

– Gallimard – Nguyễn Huy Tự (Chợ Dakao, chùa Ngọc Hoàng)

Gaudot – Khổng Tử (Chợ Bình Tây)

Georges Guynomer – Võ Di Nguy Sài Gòn (Khu Chợ Cũ)

– Guillaume Martin – Đỗ Thành Nhân (Q4, cầu Calmette)

Hamelin – Hồ văn Ngà

Heurteaux – Nguyễn Trường Tộ

Hui Bon Hoa – Lý Thái Tổ (Phở Tàu Bay, quán Hạ Cờ Tây)

– Jaccaréo – Tản Đà (khu tiệm thuốc Bắc)

– Jauréguiberry – Hồ Xuân Hương (Bệnh viện da liễu – Bạc Hà)

Jean Eudel – Trình Minh Thế – Ng(thương cảng Sài Gòn, kho 5, kho 10) – Nguyễn Tất Thành

Lacaze – Nguyễn Tri Phương ( Mì vịt tiềm Lacaze, hủ tiếu Mỹ Tiên, hủ tiếu Cả Cần, bánh bao bà Năm Sa Đéc, quán sò huyết lề đường)

– Lacotte – Phạm Hồng Thái (toà soạn nhật báo Dân Ta – ông Nguyễn Vỹ)

– Lacaut – Trương Minh Ký (Lăng Cha Cả – Linh mục Bá Đa Lộc – Pigneau de Béhaines) – Hoàng Văn Thụ

– De Lagrandière – Gia Long (Dinh Gia Long, Bộ Quốc Phòng, Thư viện Quốc Gia, rạp Long Phụng – phim Ấn Độ, tiệm bánh Bảo Hiên Rồng Vàng, tiệm Đồ da Cự Phú, tiệm quần áo trẻ em Au Printemps, tòa soạn nhật báo Tiếng Chuông – ông Đinh văn Khai, nhật báo Việt Nam của ông Nguyễn Phan Long 1936, nhật báo Tiếng Dội, Tiếng Dội Miền Nam, Dân Quyền của ông Trần Tấn Quốc và nhiều nhật báo khác) – Lý Tự Trọng

– Larclause – Trần Cao Vân (bộ Thông Tin)

– Lefèbvre – Nguyễn công Trứ

– Legrand de la Liraye – Phan Thanh Giản (Bệnh viện Bình Dân, Chợ 20, Trường Nữ Trung Học Gia Long, bệnh viện St Paul, Trường tư thục Phan Sào Nam, Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Đất Hộ, cư xá Đô Thành, rạp Long Vân, bánh xèo Đinh Công Tráng) – Điện Biên Phủ

– Le Man – Cao Bá Nhạ

– Léon Combes – Sương Nguyệt Ánh (văn phòng bác sĩ quang tuyến Lý Hồng Chương, võ trường Hàn Bái Đường ở góc Sương Nguyệt Ánh – Lê văn Duyệt 1954)

– Lesèble – Lý văn Phức

– Loucien Lecouture – Lương Hữu Khánh (đường rầy xe lửa Mỹ Tho, miền Trung)

– Luro – Cường Để (thành Cộng Hòa, Trường Đại Học Y, Dược Khoa,Văn Khoa, Nông Lâm Súc) – Đinh Tiên Hoàng

– Mac Mahon – Công Lý (Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng Thống, Chùa Vĩnh Nghiêm, trường tư thục Quốc Anh,Thương xá Crystal Palace – Tam Đa, rạp Hồng Bàng) – Nam kỳ Khởi Nghĩa

– Marchaise – Ký Con

– Maréchal Fox – Nguyễn văn Thoại ( trường đua ngựa Phú Thọ, bệnh viện Vì Dân) Lý Thường Kiệt

– Maréchal Pétain – Thành Thái (trường trung học Bác Ái) – An Dương Vương

– de Marins – Đồng Khánh (tửu lầu Á Đông, Đồng Khánh, Bát Đạt, Arc En Ciel – Đại Thế Giới) – Trần Hưng Đạo B

– Martin des Pallières – Nguyễn văn Giai

Massiges – Mạc Đĩnh Chi (Hội Việt Mỹ, Ty Cảnh Quốc Gia Quận Nhứt, nhà hàng thịt rừng Trường Can, phở Cao Vân, trường trung học Les Lauriers, bộ Canh Nông)

Mayer – Hiền Vương (Nguyễn Chí Nhiều dược cuộc, trung tâm phở gà, giò chả Phú Hương, rạp Casino Đa Kao) – Võ Thị Sáu

– Miche Phùng – Phùng Khắc Khoan (tư dinh đại sứ Mỹ trước đó là tư dinh của tướng Năm Lửa Trần văn Soái)

Miss Cawell – Huyền Trân Công Chúa

– Nancy – Cộng Hoà (Trung Học Pétrus Ký, Đại Học Khoa Học, Đại Học Sư Phạm, cửa hôngTổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia) – Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn tấn Nghiệm – Phát Diệm – Trần Đình Xu

Noel – Trương Hán Siêu

Ohier – Tôn Thất Thiệp (hủ tiếu Thanh Xuân, Tài Nam Restaurant với món đuôn chà là chiên bơ rất mắc, Chùa Chà Và)

d’Ormay – Nguyễn văn Thinh (tòa soạn nhật báo Thần Chung – ông Nguyễn Kỳ Nam, Restaurant Admiral) – Mạc Thị Bưởi

– Paracels – Alexandre de Rhodes (Học ViệnQuốc Gia Hành Chánh cũ, Bộ Ngoại Giao)

Paris – Phùng Hưng (chợ thịt quay vịt quay)

– Pavie- Trần Quốc Toản (Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Viện Hóa Đạo – Việt Nam QuốcTự, trường tư thục Hồng Lạc, cục Quân Cụ, chợ cá Trần Quốc Toản) – Đường 3 tháng 2

– Paul Blanchy – Hai Bà Trưng (Chợ Tân Định, Tổng Cuộc Điện Lực, BGI – Brasseries et Glacières de l’Indochine, Phở An Lợi, cà phê Quán Trúc, vũ trường Mỹ Phụng, công trường Mê Linh,nhà thờ Tân Định)

– Paulin Vial – Phan Liêm

Pellerin – Pasteur (Viện Pasteur, Khu Phở Gà, Phở Minh, Nhà sách Khai Trí, rạp Casino Sài Gòn sau đổi thành rạp Rạng Đông, nước mía bò bía Viễn Đông)

Pierre Flandin- Đoàn thị Điểm (hông trường Nữ Trung Học Gia Long, hông Tổng Nha Ngân Sách Ngoại Viện)

– Laregnère – Bà Huyện Thanh Quan (Cư xá nữ sinh viên Thanh Quan, Chùa Xá Lợi)

– Renault – Hậu Giang

René Vigerie – Phan Kế Bính

– Résistance – Nguyễn Biểu (Cầu chữ Y)

Richaud – Phan Đình Phùng (Tổng Nha Kiến Thiết và Thiết Kế Đô Thị, Đài Phát Thanh Sài Gòn, Bảo sanh viện Hồng Đức, Kỳ Viên Tự, Trường Rạng Đông, chợ Vườn Chuối, Restaurant Sing Sing, nhà hàng La Cigale, sân vận động PĐP) – Nguyễn Đình Chiểu

– Roland Garros – Thủ Khoa Huân

– Sabourain – Tạ Thu Thâu (cửa Đông chợ SàiGòn, Nhà thuốc tây Nguyễn văn Cao, nhà sách & xuất bản Phạm văn Tươi)

– Sohier – Tự Đức

– Taberd – Nguyễn Du (Sở xuất nhập di trú, Nhà thương Đồn Đất- bệnh viện Grall, trung tâm văn hóa Pháp – Centre Cul turel Francais) – Lý Tự Trọng

– Testard – Trần Quý Cáp (Vũ trường AuBaccara, Đại Học Y khoa cũ, Trường Âu Lạc) – Võ Văn Tần

– Tong-Kéou – Thuận Kiều (bệnh viện Chợ Rẫy)

Turc – Võ Tánh (Phú Nhuận)  (Văn Phòng Quận Tân Bình, Phở Quyền, Lăng Cha Cả, bệnh viện Cơ Đốc) – Hoàng Văn Thụ

– Verdun – Lê văn Duyệt Ngã Bảy trở lên (Ngã Ba Chợ Ông Tạ, rạp Thanh Vân) – CMT8

Vassoigne – Trần văn Thạch

– Yunnam – Vạn Tượng (Q5) bên cầu Ba-Lê Cao

– Quai de Belgique – Bến Chương Dương (Thượng Nghị Viện- Hội Trường Diên Hồng,Tổng Nha Kế Hoạch) – Võ Văn Kiệt

– Quai Le Marne – Bến Hàm Tử – Võ Văn Kiệt

– Quai Le Myre de Vilers – Bến Bạch Đằng (Hotel Restaurant Majestic, Phủ Đặc Ủy Trung ƯơngTình Báo, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ – Point des BlagueurS, tư dinh Thủ Tướng, Sở Ba Son – Arsénal – Hải Quân Công Xưởng)

– Quai de Fou-Kien – Bến Trang Tử

Tài liệu tham khảo : – Đặc Trưng Net – Đa Kao trong tâm tưởng

MÀU NẮNG SÀI GÒN

(Cảm đề khi sưu tầm bảng đối chiếu tên đường Sài Gòn)

Tôi nhớ Sài Gòn nắng chói chang

Những hàng cây ngả bóng bên đàng

Ngựa xe xuôi ngược về muôn nẻo

Tà áo thướt tha đưới gió ngàn

Cờ kéo (1) taxi bung rãi rác

Chuông reo (2) xe điện nhịp rình rang

Bồn Binh thổ mộ qua xe kéo

Hợp tấu rộn ràng vui ánh quang

Nguyên Trần (Toronto)

(1) Cờ kéo : khi lên taxi (hầu hết là chiếc Renault 4 có hai màu : xanh nửa phần dưới và vàng nhạt nửa phần trên), tài xế bẻ cờ đồng hồ tính tiền.

(2) Chuông reo : xe điện (tramway-street car) Sài Gòn reo chuông khi dừng lại ở các trạm. Nếu tôi nhớ không lầm thì thời bấy giờ có hai lộ trình chính :

– Thứ nhất là lộ trình Galliéni (Trần Hưng Đạo) chạy suốt con đuờng Trần Hưng Đạo từ Chợ Lớn vô Sài Gòn mà hai trạm chính là ga Nancy và ga Arras

– Thứ hai lộ trình Boulevard de la Somme (Hàm Nghi) chạy trên đường Hàm Nghi ngừng ga Chợ Cũ rồi quẹo xuống bến Bạch Đằng rẽ vô Hai Bà Trưng chạy tới chợ Tân Định.

Hai bên thành xe điện có nhiều mẫu quảng cáo khác nhau nhưng nổi bật nhất là 4 hiệu : – Một viên Cửu Long Hoàn bằng 10 thang thuốc bổ của nhà thuốc Võ văn Vân của ông bầu bóng tròn Võ văn Ứng – Thuốc dưỡng thai Nhành Mai – Dầu khuynh diệp bác sĩ Bùi Kiến Tín – Kem Hynos anh Bảy Chà.

Lúc đó tôi rất thích nhìn cần câu điện trên nóc xe chạm vào hệ thống dây điện xẹt lửa màu xanh xanh tím tím rất lạ và đẹp mắt. Bây giờ ở Toronto xe điện cũng chạy đầy đường và cũng xẹt lửa sáng ngời nhưng tôi thấy nó vô vị làm sao, có lẽ tâm lý là cái gì đã mất đi, đã vào kỷ niệm thì đều quý cả.

SÀI GÒN CỦA TA ƠI !

Chiều nay ngồi ngắm mưa bay

Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa

Niềm đau nói mấy cho vừa

Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn

Đâu còn những buổi hoàng hôn

Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu

Tự Do rực rỡ muôn màu

Maxim dìu bước em vào thiên thai

Duy Tân bóng mát trải dài

Queen Bee vang tiếng hát ai dặt dìu

Đường Trần quốc Toản thân yêu

Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng

Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền

Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương

Đường về Gia Định muôn phương

Dừng chân Phú Nhuận nghe thương nhớ nhiều

Đa Kao xe cộ dập dìu

Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy

Lăng Ông Bà Chiểu giờ đây

Còn đâu hương khói những ngày đầu Xuân

Từ Cây Thị đã bao lần

Loanh quanh đưa lối mãi gần Cây Mai

Qua Cầu Khánh Hội chia hai

Lối đi Thương Cảng dấu hài còn in

Quán ăn Chợ Lớn linh đình

Phú Lâm ngả rẽ tâm tình từ lâu

Nguyên Trần (Toronto một ngày nhớ về Sài Gòn)

Bài “Tên đường phố Sài Gòn xưa và nay” của Nguyên Trần là một công trình nghiên cứu công phu và rất  thú vị. Bài đã được bổ sung nhiều lần cho thật hoàn chỉnh. Nhóm chủ trương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc version mới nhất của anh. Kính.

Yên Huỳnh post

141 bình luận

  1. Tấm hình có chú thích “Đường Hồng Thập Tự” ở trên là không đúng, đó chính là đường Thống Nhất, ngày nay là đường 30 tháng 4. Một số tên đường xưa bằng tiếng Pháp cũng sai chính tả, cần tham khảo thêm các tài liệu khác để sửa lại cho đúng, nếu không thì cái sai sẽ lan rộng thêm nhờ internet… Thí dụ, cạnh bên tấm hình này có tên đường Georges Guynomer, mà viết đúng phải là Georges Guynemer, đường Miss Cavell chứ không phải Miss Cawell (Huyền Trân Công Chúa) v.v…

    một tài liệu nhỏ về tên đường xưa và nay:
    http://books.google.com/books?id=zeweA9cfoxEC&pg=PA264&lpg=PA264&dq=saigon+rue+georges+guynemer&source=bl&ots=3X49DjXSaC&sig=iJ_Ahti0lyeiVR3WFrX32O3b6Ek&hl=en&ei=KK_FTq2vKI6aiQfPkJ3lDQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=4&sqi=2&ved=0CC4Q6AEwAw#v=onepage&q&f=true

    • Dung la Dai Lo Norodom (Phap) Thong Nhat (VNCH) va.,,,hien nay la Le Duan chu ko phai 30/4. Ly tran Quan hien nay la Thach Thi Thanh noi co tu dinh cua Phu Nhan Chu Tich nuoc Truong Tan Sang (60 Ly tran Quan )

    • Hoàn toàn đồng ý với anh Mạnh Hải về tấm hình đã nêu . Đường đó là Thống Nhất vì phía bên trái của hình là dãy tường của Consulat de France ( xin bỏ qua cho vì viết tiếng Pháp ).

  2. Góp ý cùng bạn manhhai: Thưa, theo tôi quan sát thì đây đúng là đường Hồng Thập Tự mà: đó là đoạn giữa đường Huyền Trân Công Chúa và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Chú ý nhìn kiến trúc các cột tường rào gạch song sắt trắng thì thấy đến nay cũng không thay đổi nhiều. Vả lại nó nhỏ nên người ta mới gọi là Rue (đường). Còn đường Thống Nhất rộng lớn hơn nên được gọi là Boulevard (đại lộ)?!

    • Đoạn giữa Huyền Trân Công Chúa và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một bên là Dinh Độc Lập một bên là trường Lê Quý Đôn. Theo bạn nói lề bên phải là Dinh thì không thể có hàng cây như thế được, nói đường Thống Nhất thì đúng hơn.

      • Ngày xưa đường nào ở Sàigòn đều có cây như nhau, đường HTTự khúc trước vườn Tao Đàn và Cercle sportif saigonnais thì rộng đến Huyền Trân công chúa thì hẹp lại.

    • Tôi nghĩ là đường Thống nhất, từ ngã tư Hai bà Trưng.. hướng về Thảo cầm viên…. không phải đường HTT…!

  3. Anh còn nhớ Sài Gòn nhiều vậy chẳng hay anh có về SG chơi lần nào chưa? Tôi sau 25 năm xa SG mới vừa về hôm tháng 8/2011 cảm thấy mọi thứ đều khác lạ anh ạ. Nếu không đề cập đến chính trị, đơn thuần cảm nhận về những gjì mắt thấy thì SG bây giờ lột xác 100%.

    Xin mời anh và các bạn đến nhà tôi http://tbb7178.blogspot.com nhé.

    • Trang Bloq hay lắm anh, đang dạng nhiều bài hay lắm, có cả cách làm nhưng món ăn nữa. Thành thật cám ơn anh.

  4. Về bức ảnh chú thích đường Hồng Thập Tự. Tôi là dân học tại Chasseloup Laubat nên biết rất rỏ đường Hồng Thập Tự mổi chiều chỉ có 2 làn đường mà thôi.

    Thoạt nhìn tôi cũng tưởng đó là ảnh chụp ngay trước cổng trường tôi nhưng khi nhìn kỹ lại thì thấy rỏ ràng là có tới 3 làn xe nên tôi khẳng định đây không thể là đường Hồng Thập Tự.

    • Chasseloup Laubat đổi thành Jean Jacques Rousseau. Nếu là học sinh Chasseloup thì học chung với Quốc Vương Norodom Sihanouk thì bây giờ ngồi bàn thờ rồi.

      • Anh Khải à , ông anh cả của tôi cũng học de Chasseloup Laubat .Năm nay mới 78 tuởi thôi . Tùy niên khóa , chứ đâu phải học de Chasseloup Laubat là ngang với Norodom và đều lên bàn thờ ???Kính Anh .

        • Dong y voi ban toi nam nay gan 76 roi, Noro dom Sihanouk hoc ChasseLoup Laubat lau roi y chi co bang Diplome thoi.Truong da doi qua ten JJ Rousseau tu 1956 con anh ban hoc Charles de Gaulle truong tu o duong Cong Ly doi dien Vien Pasteurvi toi la cuu HS JJ Rousseau,toi hoc o do toi thi Bac Philo

      • Tôi thi nam 1954 vao Chasseloup Laubat, nhung không duoc hoc vi sau do truong bi tich thu dê lây chô o cho nhung nguoi Bac di cu nên phai vao hoc Charles de Gaulle . Luc nay tên truong vân con la tên cu , JJRiousseau dôi tên vao thâp niên 60 , không nho ro nam nao

  5. Tôi không đề cập về chính trị , thí dụ nếu không có ngày 1975 thì có lẻ sai gon bây giờ là con rồng châu á rồi sánh ngang hàng với Nhật Bản , Đại Hàn ..vvv

  6. Các anh ơi! Người ra đi luôn giữ trong lòng những hình đẹp của cái thuở xa xưa ấy, nhưng chúng tôi, kẻ ở lại mới thấy ngậm ngùi cho những kỷ niệm xưa đang dần dần bị thay đổi theo vòng xoáy của thời gian, sự thay đổi của xã hội. Nơi tôi ở con đường Lý Chiêu Hoàng cũng có từ trước năm 1975 nhưng không mấy ai biết đến!!!!?

    • Mình cảm thông cùng bạn, mình từng một thuở ở trên trục đường Lý chiêu hoàng nơi có một tuổi thơ đẹp và khổ cực

  7. […] (1) “Nhà thơ Nguyễn Văn Thức”, Hoàng Ngọc Vũ (2) Người viết dùng gạch chéo thay vì xuống hàng vì lý do kỹ thuật của trang báo điện tử. (3) “Đối chiếu tên đường Sài gòn xưa và nay” […]

  8. Tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau. Bên hông chợ Tân Định có Rạp Ciné MODERNE. Rạp Ciné này nằm trên đường TRẦN VĂN THẠCH, không phải đường Bà Lê Chân như tác giả đã viết. Tôi là người dân và là cựu học sinh của vùng Tân Định Đa Kao nên nhớ rất rõ. Rạp Ciné Moderne cũng không đổi tên thành Rạp Ciné Kinh Thành và vẫn giữ tên đó cho đến ngày 30/4/1975. Có lẽ tác giả đã lầm với Rạp KINH THÀNH nằm trên đường HAI BÀ TRƯNG, phía đối diện với chợ TÂN ĐỊNH. Trước ngày 30/4/1975, vùng Tân Định có hai Rạp Ciné: Rạp Moderne và Rạp Kinh Thành. Còn Rạp Ciné CASINO DAKAO thì ở vùng ĐAKAO, ngay góc đường Trần Quang Khải và Hiền Vương.

    • Tiền thân của rạp Kinh Thành là Tân Đô. Và Moderne sau này cũng đổi tên thành Kinh Đô. Đó là hai rạp hát ở gần nhà mà tôi thường ghé xem, vừa trả tiền cũng vừa coi “cọp” !

      • Bạn nói tiền thân của Rạp Kinh Thành là Tân Đô. Tôi là cựu học sinh của Trường Tiểu Học Tân Định trên đường Huỳnh Tịnh Của từ năm 1957 đến 1961 nên biết rất rõ Rạp Kinh Thành nằm trên đường Hai Bà Trưng, gần nhà thờ Tân Định, cùng một bên với nhà thờ này. Phía bên trái của Rạp Ciné này là Bảo Sanh Viện Lương Kim Vi.
        Trước năm 1957 có thể Rạp Tân Đô là tên cũ của Rạp Kinh Thành như bạn nói, tôi không có ý kiến. Cũng có thể Rạp Tân Đô là tên mới của Rạp Kinh Thành sau ngày 30/4/1975. Rạp Kinh Đô là tên mới của Rạp Moderne sau 30/4/1975.

        • Rạp Moderne ở Tân Định đến năm 63 vẫn còn tên đó – tôi nhớ thế vì buổi chiều ngày 1/11/63 tôi đang ngồi xem phim “La Vénus au Vison” (Liz Taylor) thì cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền TT NĐD xảy ra – thành xem phim dở dang. Rạp sau đó đổi tên, nhưng tên ,mới là gì và đổi lúc nào tôi không còn nhớ nữa.
          Bên Đa Kao, ngoài rạp Casino Đa Kao (trung tâm Sài Gòn cũng có một rạp Casino) còn rạp Asam, tôi không nhớ rõ đường nào, có vẻ là Đinh Tiên Hoàng. Rạp này đặc biệt là trước khi chiếu phim chỉ chơi có một bản nhạc, “Tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa…”. Hình như Asam đóng cửa luôn khoảng 1960-61.

        • Toi la hang xom nha bac. Toi hoc truong tieu hoc Do Chieu. Ngay xua lau lau mua duoc que kem nho cua rap Kinh Thanh an rat ngon. Doi dien rap Kinh Thanh hon nhech ve ben trai la tiem thit bo Thanh The, va cac tiem vang toi nho ten tiem vang My Thinh bac nay co 15 co con gai bay gio chac cung khoang 70 tuoi roi roi tiep la nha thuong Tan Dinh Ky niem xua chot ua ve

      • Dung roi , sau nay rap Kinh Thanh cho thue nhieu ganh hat cai luong .
        Ben tay trai la tiem mi rat ngon . Hien thoi la mot tiem sach.
        Thoi buoi nam 1960 nha toi o so 417 duong Hai ba Trung nen toi biet ro lam va cung thinh thoang xem phim va cai luong khong tra tien.

      • Đúng quá. là dân Tân Định mà. !!

    • Góp thêm là vùng Tân Định còn rạp Văn Hoa (tục gọi Văn Hoa Đa Kao) nữa … Còn nhớ coi cuốn phim Khuyển Tặc tại đây, coi xong đứng chờ cho tới khi xin được tấm áp phích dán tường to đùng …

    • Bạn Nguyễn Trí, nói rất chính xác. Nhưng có điều là rạp Kinh-Thành, không nằm đối diện với chợ Tân-Định, tôi biết rất rõ, vì nó nằm bên kia đường, đối diện nhà tôi, kế bên rạp này là Mì Gia Tân-Định, rât nổi tiếng, khi còn học Tiểu Học ( Trường Tiểu Học Con Trai Tân-Định), qua Trung-Hoc thi vào Trường Trần-Lục, tôi cói ké bên hông trái cửa rạp, bị nhân viên coi rạp khóa cửa, năn nỉ chết cha, ổng cũng không mở. Tôi còn nhớ rất rõ, rap này chiếu Phim Nhật “Cóc Thần Báo Thù”, và một phim Việt-Nam là “Lý Chân Tâm Anh Hùng Cỡi Củi”

    • Xin đính chính cùng anh Nguyen Tri , rạp Casino Đakao nằm trên đường Đinh tiên Hoàng chứ không phải là Trần quang Khải .
      Trên đường Trần quang Khải chỉ có rạp Văn Hoa .

      • Tai xin nói rõ lại là trong phần ý kiến của tôi trước đây, tôi đã không nói Rạp CASINO DAKAO nằm trên đường Trần Quang Khải, mà tôi chỉ nói là Rạp này nằm ở GÓC đường Trần Quang Khải và đường HIỀN VƯƠNG, nó nằm CHÉO GÓC của hai con đường này.
        Sự thật thì ở HAI BÊN HÔNG của RẠP CASINO DAKAO là hai con đưởng:HIỀN VƯƠNG và một con đường nhỏ hẹp có tên là NGUYỄN PHI KHANH, nhà BÁC ruột của tôi nằm ở ngay đầu đường NGUYỄN PHI KHANH, cuối đường Trần Quang Khải thì quẹo phải đi vào đường Nguyễn Phi Khanh, và Rạp Casino Dakao ở ngay cạnh đường này.
        Nói tóm tắt là Rạp CASINO DAKAO nằm ở giao lộ của các đường TRẦN QUANG KHẢI, NGUYỄN PHI KHANH, và HIỀN VƯƠNG.
        Từ đường TRẦN QUANG KHẢI mà tiếp tục đi thẳng băng qua giao lộ này thì đến đường ĐINH TIÊN HOÀNG nơi có tiệm HIỂN KHÁNH chuyên bán thạch chè nổi tiếng vùng DAKAO. Tiệm này ở gần đầu đường Đinh Tiên Hoàng. Đường này rất ngắn, không có Rạp hát nào hết, đi một chút nữa thì tới đường Phan Đình Phùng quẹo trái thì đến Đài Phát Thanh SÀIGÒN.

      • Tôi đồng ý với anh Dũng Dakao, và cũng cần nói thêm là rạp casino Dakao nằm kế bên tiệm chè Hiển Khánhtrên đường Đinh Tiên Hoàng và từ đây đi ngược về phía cầu Bông thì sẽ gặp ngã 3 Trần Quang Khải – Đinh Tiên Hoàng.

    • Rat chinh xac. Cam on bac

    • chinh xac!

  9. Có ai biết số 50 đường Belgique (Bến chương dương)ngay xưa bây giò ở quãng nào trên đường Võ văn kiệt không? Cám ơn

  10. Toi can tin cu xua la duong Do Huu Duy … nay la duong ten gi ???

  11. ĐỐI CHIẾU TÊN ĐƯỜNG S.G. XUA & NAY,
    Bác đang rất cần biết Con đường cũ của nhà Bác hồi trước năm 75, nó là Huỳnh Quang Tiên,   ( bên Cạnh nhà Thờ Ba Chuông ) Trương Minh Ký Phú Nhuận
    Bác đang phân vân không biết hỏi ai Bác ( xin lỗi Cháu Quế Phương Bac biết Cháu còn trẻ vì Bác năm này đã 74 tuổi rồi) vào Mạng tìm thử thì có ngay chương trình của Cháu ,Bác mừng quá, liền nhờ Cháu giúp dùm, Bác cảm ơn Cháu nhiều.
    Bác Nhung.

  12. Bac cam on que phuong nhieu,that nhieu nghe

  13. Cuoi khu nghia trang Mac Dinh Chi xua co mot duong nhỏ tến Pháp la Marcel Richard. Xin hoi bay gio còn đường dó khong, và nêu còn thi tên moi là gì? Da tạ
    Thủy

  14. Cam on Quehuong nhieu nhe.

  15. duong nguyen kiem phu nhuan truoc giai phong la duong gi

  16. Cư xá cảnh sát Bến Nguyễn Duy ở quận 7 trước 1975 bây giờ nằm đâu vậy mọi người?

    • Kính chào Trần Nhân, có phải Trần Nhân hỏi khu cư xá nằm sau lưng Ty Cảnh sát Quận 7,Sài Gòn không.? Vì trước đây có vài khu cư xá cảnh sát nằm trên Bến Nguyễn Duy, Quận 7.
      Một khu nằm ngay sau lưng Ty Cảnh sát Quận 7, Chẩn Y Viện và Tòa Hành chánh Quận 7,có hai cách đi vào: một là đi qua cổng chính của Ty Cảnh sát, hai là theo một con hẻm nhỏ thông ra hẻm 28 đường Lương Văn Can. Sau 1975,khu này trở thành khu nhà ở của bộ đội và gia đình họ. Ty Cảnh sát Quận 7 thì đổi thành Ban Chỉ huy Quân sự Quận 8,sau đó bỏ hoang và hiện nay là nhà riêng của một số cán bộ. Xin nói thêm, Tòa Hành chánh Quận 7 hiện nay là Uỷ ban nhân dân Phường 15,Quận 8. Chẩn Y Viện thì bỏ trống, khoảng từ giửa thập niên 80 đến sau năm 2000 là nơi cư ngụ của những người bán hủ tiếu gõ, hiện nay Chẩn Y Viện đã bị đập bỏ và trở thành nhà riêng của một số gia đình.
      Khu thứ hai cũng nằm trên Bến Nguyễn Duy, nhưng nằm quay lưng ra Kênh Đôi, gần góc đường Nguyễn Nhược Thị và Nguyễn Duy cách Ty Cảnh sát Quận 7 khoảng 200 m. Khu này đã giải tỏa vào khoảng thập niên 90 rồi.
      Khu thứ ba thì nằm ở gần góc Nguyễn Duy và Nguyễn Sĩ Cổ, dựa lưng ra sông (gần cầu số 3). Khu này cũng đã giải tỏa trắng rồi.
      Còn một khu nữa nằm trên Bến Mễ Cốc (gần cầu Vĩnh Mậu) cũng chung số phận, bị giải tỏa.
      Vài thông tin gửi đến Trần Nhân.
      Trân trọng kính chào.

      • Chào Chú Nguyễn Thế Hùng, theo cách chú viết thì chắc chú là người lớn tuổi nên mới biết rành sài gòn xưa như vậy, cháu xin lỗi đã làm phiền chú nhưng cho phép cháu được hỏi một chút về ông Nguyễn Thế Tài, trước năm 1975 là tiệm vàng nổi tiếng gần chợ Bến Thành, có con trai là Nguyễn Thế Hùng giống họ tên của chú, hiện giờ theo cháu biết thì ông Nguyễn Thế Tài đã mất tại Mỹ, cháu chơi với một người bạn là con trai của chú Hùng và cháu nội của ông Tài nhưng hồi ấy chưa cưới hỏi và thất lạc mấy chục năm nay rồi tên của bạn ấy là Nguyễn Thế Hoàng sinh năm 1969, chú có biết về gia thế của ông Nguyễn Thế Tài ở Mỹ có thể giúp cho cháu được điều gì không, vì Mẹ bạn ấy đã mất lúc bạn ấy rất nhỏ và cuộc sống cô độc rất tội nghiệp, cháu xin chân thành cám ơn chú nhiều, chúc chú sức khỏe và hạnh phúc.
        Nếu chú đọc được những dòng này giúp phản hồi cho cháu theo địa chỉ mail: thocam@ymail.com. Cháu cám ơn rất nhiều.

  17. Có ai nhớ một con đường nhỏ, thuoc khu Đa Cao, khoảng cuối đường Richaud, thời 1954 còn gọi tên Pháp là “Marcel Richard”?
    Sau này, nhiều người làm danh sách đối chiếu tên đường Saigon xưa và nay đều không nói tới.
    Cám ơn
    TND

    • Có thể là đường Phạm Đăng Hưng… ngã ba ra Phan đính Phùng… quẹo trái tới Đài phát thanh rồi tới Nguyễn Bỉnh Khiêm…

    • neu la duong Marcel Richaud ( 1920- 55 ) = Tu Duc . tuc la duong Sohier ( 1877 -1920 ) , nay la Nguyen van Thu . ( Thu co dau hoi ) .
      -neu la duong o cuoi nghia trang Mac d Chi , thi do la duong Huynh khuong Ninh .

  18. Xin cho tôi hỏi.. trong chợ lớn có đường Lục tỉnh và Hậu Giang… xin cho tên chữ Pháp.. trước 1954. Cám ơn

    • Đường Lục Tỉnh trước đó có tên Alexandre de Rhodes , đường Hậu Giang thời Pháp tên Renault ( dạ hổng chắc 100% đâu à )

  19. Nien khoa 1973-1974 , toi hoc lop 6 o truong PHAN VAN HUE , phia sau truong la khach san Embassy gan dinh doc lap . Toi khong biet truong hoc PHAN VAN HUE van con khong ?

    • Trường này giờ không tồn tại

      • Vay truong nay bay gio doi ten gi ? hay la da xay cat lai ? Lan dau tien toi ve Viet Nam nam 2004 . toi tim truong Phan Van Hue , nhung vi lau qua da quen dia chi , vay anh co biet dia chi cua truong Phan Van Hue luc truoc la o dau khong ? Xin cam on truoc.

        • Trường Phan văn Huê… trên đường Gia Long gần ngã tư Nguyễn trung Trực

        • Truong Phan van Hue o duong Gia Long.Ong Phan van Hue day Phap van.Sau30/4/75 toi va ong Phan van Hue hoc tap “Chanh tri va Nghiep vu” danh cho GS chung voi nhau .Truong Phan van Hue da bi dong cua.Truong sinh Ngu NamKym cua toi cung bi dong cua ,tich thau.Toi nghi ong Hue da qua doi vi 1975 ong da 60 tuoi roi. Luc do toi moi 33 bay gio 75 roi .GS Nam Kym,Australia

          • 1975 ở đường Nguyễn Trung Trực có khách sạn Embassy ở mặt tiền, bên cạnh có một ngõ hẻm cut mà xe tải chạy vào được. Sau Embassy hotel là một khách sạn (xin lỗi quên tên) mà Trung tướng Nguyễn Hữu Có là chủ sở hữu, và cuối cùng là trường Phan Văn Huê. Căn nhà có mặt tiền ra đường Gia Long là nhà riêng của Thày Cô Huê, cửa hậu thì mở ra sân trường Phan Văn Huê. Thày Cô không con cái, chỉ nuôi vài đứa cháu. Thày Huê mất vào khoảng 1980, Cô mất sau, Trường Phan Văn Huê bị lấy làm Hợp tác xã rồi làm kho hàng nông sản xuất khẩu và cuối cùng ngành giáo dục lấy lại làm một địa điểm của trường Lê Ngọc Hân (trường Pasteur của ông Cấn Văn Tố ở đường Sương Nguyệt Anh cũng trở thành trường tiểu học Lê Ngọc Hân, thuộc quận 1).

    • Xin Cám ơn. như vậy đường Lục Tỉnh… nối tiếp đường Hồng Bàng nơi ngã tư Tổng Đốc Phương… và nhà thương Chợ Rẫy… tên Pháp là Alexandre De Rhodes….

    • Ban lam cho truong Les Lauriers nam gan Ly tran Quan khong co ban banh xeo ma cho ban banh xeo o mot truong mau giao nho xua kia(ban ngay day mau giao toi mo ban banh xeo) doi dien voi con duong nho goi la day pho linh (cua gia dinh Canh sat) di qua toi rap modern,nha tho TanDinh di vao 1 khoang

      • dau duong Ly tran Quan ,tu Tran van Thach (duong rap modern) queo len doc 1 chut ben trai co 1 duong nho an thong qua Ng phi Khanh ,roi co truong tieu hoc Manh mau co nhan hoc sinh noi tru nua ,len doan giua gap les lauriers tai goc nga 3 duong Dinh cong Trang ,cuoi duong la gap Hien vuong .
        con tu banh xeo DcT di thang xuong ngay rap modern la 1con duong (hem ?) khong ten ? ,khu nha cua ban van nghe tap luc cua ong bau Tung lam ,lo dao tao va cho ra may ca si ho Trang …

    • Truong Phan Van Hue o duong Gia Long khong con nua .Sau ngay 30/4/74 toi da hoc tap “chanh tri va nghiep vu” do So giao duc thanh pho HCM to chuc chung voi ong Phan van Hue va chung toi sau do co an 1 buoi tiec nho tai truong Thien Phuoc duong hai ba Trung,Tan Dinh voi cac ba so de chia tay.Truong Phan van Hue da bi dong cua,truong SN Nam Kym cua toi bi dong cua,tich thau.GS Nam Kym

  20. Xin hoi cac Bac la Chau muon tim so nha 243 Vo Tanh , Phu Nhuan Sai Gon nam 1957 bay gio o Doan duong nao ? Xin cac Bac chi giup Chau , Chau xin cam on nhieu a !

  21. Nho Sai gon qua truoc 75 nho den that tim

  22. […] ĐỐI CHIẾU TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN XƯA & NAY […]

    • Nghĩ mãi mà không nhớ đoạn đường qua cầu công lý hướng về sân bay Tân sơn Nhát tên gì..( bây giờ là đường Nguyễn Văn Trỗi )..nhờ mọi người giúp đỡ ..xin cám ơn nhé

      • Nếu tôi nhớ không lầm thì đoạn đường qua CẦU CÔNG LÝ-SÀIGÒN (Còn gọi là Cầu Mac Mahon hay Cầu Mạc Má Hồng) hướng về Sân Bay Tân Sơn Nhất trước ngày 30/4/1975 gọi là ĐẠI LỘ CÁCH MẠNG 1-11 (để kỷ niệm ngày lật đổ chế độ của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM).

  23. […] ĐỐI CHIẾU TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN XƯA & NAY […]

  24. Xin có một y nhỏ trường les lauliers là o đường dinh công trang (tan dinh).

    • Rất chính xác, các chú tôi học tại trường này – Les Lauriers, gần trường có Bi Da Trường Can, phía đầu đường Đinh Công Tráng – Hai Bà Trưng, trước đây có tiệm bán hòm TOBIA, đi ngang sợ thấy bà, hi hi hi.

      • Tiem hom Tobia khong nam
        dau duong Dinh cong trang,Hai ba Trung ma nam gan duong Hai ba Trung,Hien vuong

        • Trại hòm Tobia nằm ngay đầu Đinh Công Tráng và Hai Bà Trưng, góc bên kia là shop bán kiếng đeo mắt hiệu là Kính Tiên (hiện vẫn còn) Vào Đinh Công Tráng có tiệm chụp hình Duy Hy , và đối diện xéo một chút là Bảo Sanh Viện mà chủ là người Tàu.

    • Truong Les Lauriers thap nien 60 dung la o duong Dinh Cong Trang , duong nay trong sang nha tho Tan Dinh o duong Hai Ba Trung .
      Hien nay cho truong Les Lauriers la tiem ban banh xeo noi tieng .

  25. Cám ơn ông anh bạn già Chúc ông sức khỏe để ghi lại thuở xưa của Saigon cho cháu mai sau.

  26. […] Bài viết gốc : https://cafevannghe.wordpress.com/2011/08/01/d%E1%BB%91i-chi%E1%BA%BFu-ten-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-sai-go… […]

  27. Rất cám ơn anh Nguyễn Việt, đã giúp cho chúng tôi nhớ lại Thành Phố Sài-Gòn thân yêu ngày xưa. Chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe. Thiên Nguyễn.

  28. – Docteur Yersin – Ký Con chi tiết này không đúng vì 2 con đường này hoàn toàn riêng biệt và vẩn tồn tại đến hôm nay và chạy song song với đường CALMETTE( khu vực quận 1.

  29. Rất thích trang này , sài gòn hồi xưa đẹp từ cảnh vật cho đến tên đường

  30. banh mi HOA MA tren duong Cao Thang chu khong phai PHO MA

  31. Có 1 ký giả nước ngoài chụp những hình ảnh trận chiến Mậu Thân đợt hai tháng 5/1968 ở khu vực tiếp cận phi trường TSN ,phía nghĩa địa Pháp,nơi Đại tá LKC tử trận ,với ghi chú :…on plantation roađ”.Có ai biết được có 1 tên đường nào ở khu vực nầy mang tên Plantation Road? Nếu có chăng nữa thì thời 1968 cũng đã đổi thành tên Việt rồi,phải không ? Có gì không rõ ràng ,hay anh ký giả nầy không hiểu rõ ? Xin ai hiểu biết vấn đề cho ý kiến.Cám ơn.

  32. Xin cho hỏi đường Nguyễn văn Trỗi bây giờ , vậy trước đây tên là gì ạ ?

    • Đường Công Lý

    • Duong Nguyen Van Troi :
      1. Thoi Phap la duong McMahon;
      2. Khoang 1956, duong McMahon duoc chia thanh 2 duong,
      a Tu SG den cau Nguyen van Troi – gan chua Vinh Nghiem) la
      Cong Ly. Sau 1975 la NK khoi nghia.
      b. Doan tu Cau toi phi truong 1956-1963 la duong Ngo Dinh Khoi
      (anh lon cua TT Diem). 1963-1975 : CM 1/11. Bay go la NVT..

  33. Cho xin có vài góp ÿ , hình trên là düöng TN kg phãi düöng HTT, chī có ngã 6 Phù Dông tü Q1 hüöng vê Hòa Hüng kg có ngã 7, trüöng Nguyên B Tòng trên düöng Nguyên B Tòng kg phãi düöng BTX, nhà thö chö quán trên düöng Trân B Trong kg phãi düöng NT, bánh mì Hòa Mã düöng Cao Thäng kg phãi Phò Mã, kính chào

  34. Nơi tui ở là đường Nguyễn Văn Học bị đổi thành Nơ Trang Kơ-Lơng và… nay là Nơ Trang Long.

  35. Hài hước nhất là đường Ngô tùng Châu Gia Định vào ngã 3 cây Quéo được đổi tên thành Nguyễn văn Đậu. Nhà chị Hai tôi trong cây Quéo mấy đứa nhỏ cứ hỏi Ng.v.Đậu là ông nào.

  36. (– Alexandre Frostin – Bà Lê Chân (hông chợ Tân Định, rạp Moderne sau đổi là Kinh Thành). Cái này tác giả nói sai rồi : rạp Moderne ở bên hông chợ Tân Định còn rạp Kinh Thành nằm trên đường Hai Bà Trưng là 2 rạp khác nhau. Rạp Moderne nổi tiếng vì có mấy tay “gay” đóng đô tại đó săn bọn nhóc đi xem phim một mình

  37. Đường Trần Quý Cáp ( Võ Văn Tần ) còn có 02 trường Trung học là Tân Văn và Thượng Hiền, Đường Pière Pasquier – Minh Mạng – Ngô Gia Tự

  38. Đường Faucault Sáu đổi là Nguyễn Phi Khanh…không phải Trần K Chân, qua bên kia đường Trần Q Khải…vào khu Cầu mới mới mang tên TK Chân.

    • giua khu Cau moi va khu Xom chua (dam tre cua 2 khu do thoi truoc thuong keo nhau oanh lon gianh dia ban ) la khu cite herault :duong Tran nhat Duat (Paul Bert ?) va may duong cat ngang nhu Dang Dung ,Dang Tat ,Tran quy Khoach ,me song co Tran khanh Du …

  39. Có ai biết Phước Thạnh ở
    Sai gon hoặc Bà Rịa năm 1965 bây giờ đổi là gì không, giúp mình với?

  40. Xin chào, nhờ mọi người cho biết giúp:

    có ai biết địa chỉ 75/5 Tan Sa Chau, Truong Minh Ky, Gia-Dinh, Saigon;
    và 164/12 Hien Vuong, Saigon

    ngày xưa nay là ở khu vực nào, đường nào không ạ?

    Cảm ơn!

    Khuyên

    • Theo trí nhớ.. Hẻm 164 Hiền Vương… song song với Pasteur.. từ HV.. ra tới Nguyễn Đình Chiểu.. khoảng giữa.. có đoạn ra ngay cổng Viện Pasteur….. còn nhà ai số nào.. làm sao.. biết….

    • Bạn có thể tìm lại địa chỉ trên đường Lê Văn Sỹ, P. 2, Q. Tân Bình (gần nhà thờ Tân Sa Châu, góc ngã tư Lê Văn Sỹ – Phạm Văn Hai) và trên đường Võ Thị Sáu, P. 8, Q. 3 (đoạn giữa hai đường Phạm Ngọc Thạch và Pastuer). Chúc bạn sớm tìm lại phố cũ ngày xưa. Thân.

      • Cảm ơn chú ạ!

        Cháu không tìm địa chỉ cũ, vì hồi đó cháu còn … chưa sinh ra.

        Cháu tìm giúp một người Mỹ muốn tìm 2 người Việt tên là Trần Thị Luyến và Trần Khánh Dũng, là 2 chị em ruột, nghe nói cô Luyến đã di cư sang Mỹ, nếu chú biết thì cho cháu biết.

    • Toi tra loicho ban ro 164/12 duong Hien Vuong bay gio doi la duong Vo thi Sau .Neu ban di tu nga tu duong Hai ba Trung queo Vo thi Sau di 1khoang duong chua den Pasteur thi toi vi truoc 1975 toi la HT truong sinh ngu o gan do

  41. Xin hỏi đường Nguyễn Văn Bình ngày xưa (trước 75) tên là gì? (đường nằm bên hông bưu điện Sài-gòn)

  42. ban nao biet duong nguyen tuong tam bay gio la duong gi ?

  43. xin chỉnh lại rạp hát Modern sau đổi lại Kinh Đô chứ không phải Kinh Thành. là vì có Rạp hát Kinh Thành ở trên đường Hai Bà Trưng rồi.

  44. Bánh mì Paté Hòa (không phải Phò) Mã

  45. […] Bài viết gốc : https://cafevannghe.wordpress.com/2011/08/01/d%E1%BB%91i-chi%E1%BA%BFu-ten-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-sai-go… […]

  46. 1-Alexandre Frostin=Ba le chan con duong nam ben hong nha thuong Tan Dinh,2-Rap hat Moderne nam tren duong Tran van Thach hong cho Tan Dinh con rap hat Kinh Thanh nam o Duong Hai Ba Trung xeo voi nha thuong Tan Dinh,2 rap khac nhau, cho khong phai rap hat Moderne sau doi thanh rap Kinh Thanh

  47. Trường “xách cái “lu”.. đi qua cây da”… bây giờ… là Lê Quý Đôn….

  48. Anh ban noi duong Yen Do co Truong Dac Lo va Truong Anh Van Khai Minh.Ban lam roi Truong Anh Van Khai minh nam goc cuoi duong Pasteur va Nguyen Dinh Chieu cho khong phai Yen Do , 1 building 10 tang sau cho My muon .Toi la nguoi dan Tan Dinh va cung gan 76 tuoi roi nen rat ranh ve duong xa nhat la khu Tan Dinh

  49. Đoạn đường từ cầu Công Lý.. Phi trường Tân S Nhất… ngày trước có tên là Ngô Đình Khôi ( bào huynh của Cố TT NĐD..)

    • Tên đúng là Công Lý (nối dài)

      • Tôi xin bổ túc và đính chính phần nhận định của bạn HôNgọcCân.
        Con đường CÔNG LÝ – SÀIGÒN bắt đầu từ khúc Bến Bạch Đằng đi ngang qua DINH ĐỘC LẬP và kết thúc ở CẦU CÔNG LÝ (Còn gọi là Cầu Mac Mahon thời Pháp thuộc hay Cầu Mạc Má Hồng từ 1954 trở đi). Đoạn đường từ Cầu Mạc Má Hồng đi thẳng tới Phi Trường TÂN SƠN NHẤT KHÔNG PHẢI LÀ Cầu CÔNG LÝ NỐI DÀI như bạn HôNgocCan đã nói, mà là đường NGÔ ĐÌNH KHÔI (bạn Cẩn đã nói đúng ở điểm này) được đặt tên sau khi Thủ Tướng NGÔ ĐÌNH DIỆM về nước chấp chánh năm 1954. Rồi sau khi Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM bị lật đổ ngày 1/11/1963, con đường NGÔ ĐÌNH KHÔI bị đổi tên lại là ĐẠI LỘ CÁCH MẠNG 1/11 để kỷ niệm ngày lật đổ ông DIỆM theo lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng Đảo Chánh của Tướng Dương Văn Minh.

  50. Có phải con đường “xế”.. cửa đài Phát thanh.. chưa tới NB Khiêm.. giữa ĐTH và NBK… là đường Phạm Đăng Hưng

  51. Đường Nguyễn Hậu. bên hông ( cánh trái BĐ) nằm giữa Thống Nhất và Nguyễn Du ( cánh phải BĐ ).. đường này đâm ra hông nhà thờ và ra HBT…

  52. xin cho biet duong TRUONG TAN BUU Saigon xua , co nha
    Bao Sanh AN DUC , Bay gio doi ten la duong gi , nha Bao Sanh An Duc con khong ? xin cam on

  53. Like, từ một người sinh năm 75! Nhưng vẫn yêu Saigon xưa, một nét riêng-một đặc thù! Vẫn tìm hiểu những cái đẹp xưa..

  54. đường Hamelin – Hồ văn Ngà nay là Lê Thị Hồng Gấm

  55. Thưa anh Nguyễn Việt,
    Tôi có thấy trong mục đối chiếu về đường phố Sài Gòn có nhắc đến tên trường Phan Văn Huê. Tôi học trường PVH ngày xưa, chơi thân với cô Phan thị Cúc là cháu của ông Phan Văn Huê (đem về nuôi dưỡng). Vài năm đầu ở hải ngoại tôi có liên lạc với bạn tôi nhưng sau đó dời nhà nhiều lần nên đã mất liên lạc. Tôi vẫn có ý tìm kiếm cô ấy nên xin mượn chút khoảnh vườn của blog anh nhắn tin, nếu anh/chị nào có đọc về trường PVH và biết tin tức về cô ấy thì xin tin đến cho tôi.
    Tôi rất là biết ơn.
    Kính

Gửi phản hồi cho dacsongphuongnguyen Hủy trả lời